Cách xử lý vấn đề này cũng không quá phức tạp, bởi Khoản 3 Điều 18, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có quy định như sau:
" Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế GTGT .., tiền thuế GTGT cho hoá đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)".
Như vậy bên bán hàng phải chủ động lập biên bản điều chỉnh tăng/giảm thuế suất tương ứng tăng/giảm số tiền thuế GTGT trên hóa đơn như hướng dẫn trên. Hai bên căn cứ hóa đơn điều chỉnh để kê khai, khấu trừ thuế bình thường trong kỳ tính thuế tiếp theo nếu thỏa mãn điều kiện khấu trừ như thanh toán không dùng tiền mặt của Luật thuế.
Lưu ý: Hóa đơn viết thuế suất thấphơn thuế suất quy định, nếu cơ quan thuế phất hiện thì ngoài phần truy thu thuế GTGT nộp thiếu, người bán hàng còn bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, cụ thể phạt 10% tính trên số tiền thuế GTGT- thuế TNDN khai sai và phạt chậm nộp tiền thuế GTGT.
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng