Tài sản cố định của doanh nghiệp tạm dừng trong thời gian nhất định thì trong thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp có được trích khấu hao, chi phí khấu hao đó có được xem là hợp lệ khi xác định thu nhập tính thuế?
Thông tư 45/2013/TT-BTC, TSCĐ phải đủ 03 yếu tố sau: (1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (2) Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên; (3) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Cũng theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, mà gần đây nhất là Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Thời gian tài sản cố định tạm dừng hoạt động có được trích khấu hao?
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tạiKhoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
"Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."
Như vậy tài sản cố định tạm dừng hoạt động vẫn được trích khấu hao, đúng với tinh thần của Thông tư 45/2013/TT-BTC khi khẳng định Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật ...
Lưu ý: Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do nhằm chứng minh của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.
Gợi ý khi hạch toán chi phí khấu hao khi tài sản ngừng hoạt động:
Chi phí khấu hao trong thời gian tài sản ngừng hoạt động nên đưa hết vào trong kỳ (tháng) kế toán đó để phản ánh đúng bản chất, ghi nhận một khoản chi phí khấu hao đã phát sinh.
Kế toán tránh treo chi phí khấu hao đối với máy móc, thiết bị trong thời ngừng hoạt động ở tài khoản 154, vì như thế sẽ làm sai lệch, rối loạn về giá thành.
Kế toán tránh treo chi phí khấu hao đối với máy móc, thiết bị trong thời ngừng hoạt động ở tài khoản 154, vì như thế sẽ làm sai lệch, rối loạn về giá thành.
Bút toán xử lý chi phí khấu hao tài sản ngừng hoạt động:
Nợ TK 641, TK 642 (nếu TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng, quản lý).
Nợ TK 632 (đối máy móc, thiết bị ở khâu sản xuất).
Nợ TK 811 - Chi phí khác (phải tạm dùng SX do dịch bệnh, chi phí liên quan dịch bệnh)
Có TK 214 (chi phí khấu hao TSCĐ ngừng hoạt động).
Đồng thời kế toán phải thuyết minh rõ việc hạch toán này trên Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm Công văn 12452/BTC-TCT ngày 09/10/2020 của Tổng cục thuế trả lời về TSCĐ dừng hoạt động:
Những trường hợp chi phí khấu hao tài sản cố định không hợp lệ khi xác định thu nhập tính thuế:
Về nguyên tắc, tài sản cố định chưa thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp vẫn được trích khấu hao. Nói cách khác, tài sản cố định còn trên sổ kế toán mà chưa khấu hao hết thì kế toán được quyền trích khấu hao.
Tuy nhiên, một số trường hợp Luật thuế không công nhận chi phí khấu hao, kế toán cần lưu ý quy định tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp (nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn công nhân ...).
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành (tức các tài sản đem cầm cố, góp vốn sẽ không được trích khấu hao).
- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (không thông báo phương pháp khấu hao với cơ quan thuế, khấu hao nhanh vượt mức 2 lần so với khấu hao đường thẳng ...).
- Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
- Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).
- Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lưu ý: Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định (thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc nguyên giá tài sản dưới 30 triều đồng) thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
Ketoan.biz
10 comments
Write commentsthật tuyệt vời
ReplyNợ TK 632 (đối máy móc, thiết bị ở khâu sản xuất). mình đang thắc mắc chỗ này, theo mình là Nợ TK 811 thì đúng hơn. mong các bạn cho ý kiến.
ReplyKhấu hao là chi phí sản xuất chung cố định (6274). Theo điều 87 TT200 thì khoản chi phí sx chung không phân bổ được vào z (như trong trương hợp trên) thì ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Reply"Khấu hao là chi phí sản xuất chung cố định (6274). Theo điều 87 TT200 thì khoản chi phí sx chung không phân bổ được vào z (như trong trương hợp trên) thì ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ."
ReplyTrong trường hợp trong kỳ ko phát sinh doanh thu, giá vốn thì cho No 811 phải ko Add?
Trường hợp trong kỳ không phát sinh doanh thu thì đương nhiên không có giá vốn vì chi phí còn nằm ở tồn kho (TK 154,155,156) chứ không phải ghi vào TK 811 được. Trường hợp trên TSCĐ tạm dừng (có thể là sửa chữa, thiếu nguyên liệu ...) dẫn đến sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường và theo TT200 thì khoản chi phí không bổ được vào giá thành theo công suất bình thường ghi nhận vào TK 632.
ReplyTrường hợp trong kỳ công ty chưa có hoạt động mua bán hàng hóa và phát sinh doanh thu, công ty đi mua chiếc xe tải thì tài sản này có được trích khấu hao không? Nếu có trích khấu hao thì đưa vào tài khoản nào?
ReplyTrường hợp của bạn chiếc xe tải đang hoạt động? Nếu chiếc xe đã sẵn sàng sử dung (đầy đủ chứng từ, thoả mãn đk tscđ) thì bạn trích KH bình thường: 6274 nếu phục vụ sản xuất, tính giá thành (154, 155); 6414 nếu phục vụ bán hàng, ghi nhận một khoản KH (một khoản lỗ) thực tế ps.
ReplyCty mua tscđ vào tháng 1 về để sx nhưng tháng 1,2 chưa sx vì chưa có đơn hàng , tháng 3 sx, tháng 4 lại ngưng vì ko có đơn hàng. Vậy hàng tháng trích khấu hao thế nào và đưa vào tk nào ạ?
ReplyDear bạn
ReplyTrường hợp mình cho ngưng hoạt động và không trích khấu hao được ko ( vì thực tế nó ngưng hoạt động thời gian dài )
- thủ tục cần những gì
công ty mình tạm ngưng hoạt động trong 1 năm. thì chi phí KHTSCD như nhà cửa có được tính là chi phí hợp lý không
ReplyBiểu tượngBiểu tượng