Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn mà hai bên có thỏa thuận trước đó (thường quy định trong hợp đồng).
Theo quy định hiện hành (Khoản 2, Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC) thì giá tính thuế là giá đã trừ chiết khấu thương mại. Số tiền chiết khấu thương mại được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng lần cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo.
Hoặc lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các hóa đơn cần điều chỉnh số tiền chiết khấu để hai bên kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế GTGT nếu khoản chiết khấu được lập khi đã kết thúc chương trình, chấm dứt việc mua hàng.
Như vậy, chiết khấu thương mại theo hướng dẫn của Luật thuế thì việc chiết khấu được giảm trừ trên hóa đơn bán hàng (điều chỉnh giá trực tiếp trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giá các hóa đơn trước khi người mua đạt số lượng). Luật thuế không hướng dẫn trả chiết khấu thương mại bằng tiền.
Vì vậy, việc chiết khấu thương mại trả bằng tiền (không giảm trừ trên hóa đơn) sẽ không được giảm trừ vào giá trị lô hàng đạt lượng chiết khấu. Người nhận khoản chiết khấu trả bằng tiền này là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập- Đây cũng là trả lời của Tổng cục thuế tại Công văn 1615/TCT-CS ngày 25/04/2017.
Tóm lại: Chiết khấu thương mại trả bằng tiền ngoài các chứng từ liên quan đến điều kiện chiết khấu, cần lưu ý các vấn đề sau:
* Bên trả chiết khấu:
- Xuất hóa đơn chiết khấu, cả thuế GTGT (nếu có) đồng thời kê khai, điều chỉnh số thuế bán ra đã báo cáo.
- Khấu trừ thuế TNCN theo quy định nếu người nhận chiết khấu là cá nhân (không có mã số thuế).
* Bên nhận chiết khấu (doanh nghiệp): Căn cứ hóa đơn chiết khấu:
- Khoản chiết khấu điều chỉnh giảm giá hàng hóa mua vào hoặc giảm giá vốn.
- Điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào.
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng