Nhiều
bạn băn khoăn về kế toán tổng hợp, không biết công việc của kế toán tổng hợp
làm những gì, liệu họ cần có những kỹ năng gì?...
>> Kinh nghiệm quản lý kho tại Doanh nghiệp
>> Kinh nghiệm lưu trữ chứng từ kế toán
>> Kinh nghiệm quản lý kho tại Doanh nghiệp
>> Kinh nghiệm lưu trữ chứng từ kế toán
(Ảnh minh họa, nguồn internet) |
1. Kế toán tổng hợp là gì?
Thực ra kế toán tổng hợp là người trợ lý đắc lực cho Kế toán trưởng, là người trực tiếp
kiểm tra các phần hành của phòng kế toán (hàng tồn kho, công nợ, chi phí …), đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng với yêu cầu của Doanh nghiệp và đúng với Chế độ kế toán, Luật thuế hiên hành. Qua đó, kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính (và các báo cáo cần thiết khác) và chịu trách nhiệm giải trình các số liệu đối với các báo cáo mà minh đã lập.
Để đảm
nhiệm được vị trí này, bạn cần có sự hiểu biết bao quát toàn bộ quy trình kế
toán của Doanh nghiệp, sự am hiểu các quy định về báo cáo tài chính và thuế
cũng như khả năng phối hợp công việc các nhân viên trong bộ phận kế toán. Cần
nhấn mạnh là kế toán tổng hợp phải am hiểu các phần hành không có nghĩa
là người làm hết các công việc của phòng kế toán mà là người điều phối phòng kế
toán (sau kế toán trưởng).
Để làm
được Kế toán tổng hợp, bạn nên đi từ kế toán chi tiết phần hành, nhưng điều đó không
nhất thiết bạn phải qua hết các khâu. Mà khi làm việc, bạn cần quan sát các Kế
toán phần hành khác và tự rút ra bài học cho bản thân. Hoặc bạn có thể học hỏi
kinh nghiệm của những người đi trước khi có cơ hội. Một khi bạn lập được báo
cáo tài chính (tự tổng hợp hay có phần mềm hỗ trợ) và giải trình lưu loát, hợp
lý các số liệu trên báo cáo một cách nhanh chóng thì bạn có thể tự tin đảm nhận
vai trò của một kế toán tổng hợp.
Do đó, vị trí
này đòi hỏi người kế toán phải có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng, kinh
nghiệm nhất định; nên giao cho những người có kinh nghiệm làm kế toán từ trên
một năm trở lên. Sinh viên kế toán mới ra trường có kiến thức mới, khả năng
phân tích tốt nhưng không hình dung Doanh nghiệp tổ chức như thế nào?, Doanh
nghiệp cần báo cáo gì?, kỹ năng lưu trữ chứng từ …thì không nên đảm nhận công
việc này.
2. Chức năng và trách nhiệm của kế toán tổng hợp
Như
đã đề cập, Kế toán tổng hợp là người ngoài kiến thức về chuyên môn, am hiểu các nghiệp
vụ kế toán mà đòi hỏi phải có kỹ năng kiểm tra và tổng hợp số liệu, kỹ năng lập
báo cáo, kỹ năng phân tích.
Là một người thiên về đối nội, một số công việc của
Kế toán tổng hợp có thể tóm tắt như sau, qua đó các bạn sẽ thấy bộc lộ những kỹ năng cần có của một Kế toán tổng hợp:
- Phối hợp với Kế toán trưởng xây dựng bộ máy kế toán phù hợp
với quy mô và yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp. Đề xuất ý kiến cải tiến để bảo
đảm hệ thống kế toán vận hành liên tục, hiệu quả.
- Tổ chức, phân công công việc cho từng kế toán viên một cách hợp
lý, phù hợp với chuyên môn, sở trường của từng người, sẳn sang hỗ trợ về mặt
nghiệp vụ khi cần thiết.
- Luôn cập nhật Chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, văn bản pháp
luật về Kế toán, Thuế để phổ biến lại cho kế toán các phần hành; Bảo đảm các
nghiệp vụ được ghi nhận đúng với Chế độ kế toán, pháp luật hiên hành.
- Hằng ngày kiểm tra những định khoản của Kế toán viên: đảm bảo
công tác hạch toán đúng, đủ và kịp thời; chứng từ kế toán phải hợp lệ, hợp pháp
luân chuyển đúng quy trình. Can thiệp và xử lý kịp thời các sai sót, vướng mắc
về nghiệp vụ từ kế toán viên.
- Yêu cầu kế toán phần hành kiểm tra, kế toán chi nhánh phu thuộc
đối chiếu số liệu trước khi gởi báo cáo theo định kỳ về kế toán tổng hợp để
kiểm tra, tổng hợp và lập báo cáo cho toàn Doanh nghiêp.
- Trước khi khóa sổ lập báo cáo, kế toán tổng hợp phải lưu ý kiểm
tra tính hợp lý của các khoản phân bổ (chi phí trả trước, chờ phân bổ), giá
thành, dự phòng …
- Đinh kỳ cuối tháng, quý, năm, kế toán tổng hợp lập các báo cáo
Thuế, Thống kê, báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) và các
báo cáo phân tích nội bộ cho doanh nghiệp theo yêu cầu và đúng thời hạn quy
định.
- Chịu trách nhiệm với các báo cao, số liệu trước Kế toán
trưởng, Ban giám đốc. Làm việc, giải trình số liệu với Kiểm toán (độc lập, nội bộ), đại diện Quỹ đầu tư, Cơ quan Thuế đối với báo cáo tài chính và các báo
cáo liên quan.
Tham khảo Quy trình luân chuyển chứng từ tại Doanh nghiệp
Tham khảo Quy trình luân chuyển chứng từ tại Doanh nghiệp
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng