1. Tăng mức lương tối thiểu vùng thêm từ 250.000 đồng-400.000 đồng
- Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2015 đối vùng I là 3,1 triệu đồng, vùng II là 2,75 triệu đồng, vùng II là 2,4 triệu đồng và vùng IV là 2,15 triệu đồng.
- Mức lương của người lao động đã qua học nghề (kể cả do doanh nghiệp đào tạo) phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng. Xem chi tiết mức lương tối thiểu vùng tại đây
2. Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Luật Việc làm bổ sung thêm đối tượng tham gia BHTN sẽ có thêm người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 03 tháng trở lên, không phân biệt doanh nghiệp có sử dụng từ 10 người lao động trở hay không.
- Tuy nhiên, người lao động giúp việc gia đình hoặc đang hưởng lương hưu thì không bắt buộc tham gia BHTN. Những điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp xem chi tiết tại đây.
3. Nghỉ bệnh từ 14 ngày không phải đóng BHYT
- Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
- Thời gian người lao động làm thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT. Cơ quan BHXH sẽ thanh toán 80% chi phí điều trị đối với tai nạn lao động.
- Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo (thời gian hỗ trợ 5 năm sau khi thoát nghèo), hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
4. Chậm nộp BHYT, tăng gấp đôi lãi phạt
- Luật BHYT sửa đổi 2014 có nhiều quy định mới như, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động thuộc diện phải đóng BHYT; nếu không đóng hoặc chậm nộp thì ngoài phí BHYT, người sử dụng lao động còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây).
- Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
5. Trả lương chậm quá 15 ngày phải trả thêm tiền cho người lao động
- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương một tháng/lần hoặc nửa tháng/lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
- Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải trả số tiền trả chậm căn cứ lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng hoặc lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng của ngân hàng, nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
6. Cá nhân kinh doanh đều phải nộp thuế khoán
Theo Luật số 71/2014/QH13, kể từ ngày 01/01/2015, các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ chỉ thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu hay còn gọi là nộp thuế khoán.
Cụ thể, thuế suất toàn phần trên doanh thu đối với lĩnh vực phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5%; với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 2%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%. Hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp là 5%; các hoạt động kinh doanh khác là 1%.
Xem thêm về hình thức nộp thuế khoán của cá nhân kinh doanh tại đây
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng