Công văn 12568/BTC-CĐKT: giải đáp những vướng mắc về Thông tư 200

Công văn 12568/BTC-CĐKT: giải đáp những vướng mắc về Thông tư 200
Ngày 09/09/2015, Bộ tài chính đẫ ban hành Công văn 12568/BTC-CĐKT nhằm giải thích thêm một số nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Đây là công văn trả lời những thắc mắc của các công ty kiểm toán Deloitte, E&Y, KPMG, PwC đề nghị Bộ tài chính giải thích trước đó.


Theo đó, Công văn 12568/BTC-CĐKT đã giải đáp, giải thích rõ một số nội dung như:

Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 01/01/2015 để chuyển đổi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 01/01/2015 trong phần thuyết minh báo cáo tài chính do năm 2015 là năm đầu tiên áp dụng Thông tư 200 và không có yêu cầu hồi tố vấn đề này. Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang VNĐ được thực hiện tương tự như quy định tại VAS 10 và Thông tư 161/2007/TT-BTC khi chuyển đổi BCTC của công ty con ở nước ngoài.

Việc ghi nhận doanh thu, giá vốn đối với các giao dịch mua, bán hàng giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong nội bộ một doanh nghiệp là do doanh nghiệp quyết định mà không phụ thuộc vào hình thức chứng từ xuất ra là hóa đơn hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Quy định tại Điều 8 Thông tư 200 mang tính khuyến cáo, không mang tính bắt buộc.

Về nguyên tắc, doanh thu phải ghi nhận tương ứng với nghĩa vụ đã phát sinh. Vì vậy doanh nghiệp không được ghi nhận doanh thu của hàng tặng, khuyến mại khi chưa giao hàng do chưa đảm bảo điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và theo đó doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản trích trước giá vốn hàng bán đối với hàng tặng, khuyến mại.

Đối với khoản mục chi phí trả trước thì việc phân loại ngắn hạn và dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại để phân loại ngắn hạn, dài hạn. (Không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn).

Về vốn hóa chi phí lãi vay: Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200 quy định “Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng tài sản cố định, bất động sản đầu tư, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng” ...

Tải Công văn 12568/BTC-CĐKT tại đây.
ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »