Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP hiện hành về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH).
Cụ thể, các mức phạt quy định tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP như sau:
1. Về quản lý lao động
+ Phạt người sử dụng lao động từ 01 đến 03 triệu đồng đối với các vi phạm:
- Không thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động/ kết quả tuyển dụng; hoặc thông báo ít hơn 05 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ dự tuyển của người lao động/ kể từ ngày có kết quả tuyển dụng; hoặc thông báo nhưng không đảm bảo các nội dung cơ bản theo luật định.
- Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động. Đồng thời buộc người sử dụng lao động hoàn trả khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm.
- Không lập sổ quản lý lao động; hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng quy định về thời hạn, các nội dung cơ bản của pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
+ Phạt người sử dụng lao động từ 05 đến 10 triệu đồng đối với các vi phạm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.
2. Về giao kết hợp đông lao động
- Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
- Phạt tiền từ 02 đến 05 triệu đồng (Khoản 2 Điều 6) người sử dụng lao động nếu kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Phạt tiền từ 03 đến 07 triệu đồng người sử dụng lao động nếu chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 01 đến 20 triệu đồng (tùy theo mức độ vi phạm) khi người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng, hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.
3. Về quy định tiền lương
- Phạt tiền từ 02 đến 05 triệu đồng khi doanh nghiệp sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
- Phạt tiền từ 03 đến 20 triệu đồng đối với hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Các quy định khác
- Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với các hành vi: Sử dụng nội quy lao động đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực, Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng hành vi doanh nghiệp không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 đến 300 giờ trong 1 năm ...
Nghị định số 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11/2015.
Download Nghị định số 88/2015/NĐ-CP tại đây.
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng