Doanh nghiệp được đưa vào chi phí tiền vi phạm hợp đồng kinh tế?

Doanh nghiệp được đưa vào chi phí tiền vi phạm hợp đồng kinh tế?
Theo quy định của Luật thuế hiện hành, tiền vi phạm hợp đông kinh tế doanh nghiệp được phép ghi nhận vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có chứng từ hợp lệ.



Phạt vi phạm hợp đồng được hiểu bên bị phạt đã không thực hiện đầy đủ các cam kết, thỏa thuận ghi trong hợp đồng mà hai (các) bên đã ký kết, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp khoản phạt cho bên kia.


1. Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý?


Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính (hiệu lực thi hành từ ngày 06/08/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi) sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thì chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật”.

Mặt khác, vi phạm hành chính theo theo Luật số 15/2012/QH13 được hiểu là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, theo quy định trên, thì khoản vi phạm hợp đồng kinh tế không phải khoản phạt vi phạm hành chính, không nằm trong danh mục các khoản vi phạm hành chính nên khoản tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế đương nhiên được xác định là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tóm lại

Tiền vi phạm hợp đồng kinh tế được xác định là chi phí hợp lý, được trừ khi có đầy đủ chứng từ theo quy định:

- Hợp đồng kinh tế.

- Biên bản phạt, thanh lý hợp đồng.

- Phiếu chi tiền hoặc chứng từ trả tiền qua ngân hàng của bên bị phạt (và bên được phạt phải có chứng từ thu tiền).

- Phạt bằng tiền thì không phải xuất hóa đơn, nhưng nếu bị phạt bằng hàng hóa thì bên bị phạt phải xuất hóa đơn và kê khai, tính thuế số hàng hóa đó bình thường (Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

2. Phương pháp hạch toán tiền vi phạm hợp đồng kinh tế


+ Bên bị phạt:

Nếu trả bằng tiền (xác định khoản bị phạt):

    Nợ TK 811 / Có TK 111, 112 (338)

Nếu trả bằng hàng hóa, ghi:

    Nợ TK 811 / Có TK 155, 156, 333111

+ Bên được phạt

Nếu nhận bằng tiền (xác định khoản được phạt):

    Nợ TK 111, 112 (138) / Có TK 711

Nếu trả bằng hàng hóa:

    Nợ TK 156, 133111 / Có TK 711

Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »