Giải đáp thắc mắc về Luật BHXH và BHYT của Bảo hiểm xã hội TP.HCM

Bảo hiểm xã hội Tp.HCM trả lời doanh nghiệp về Luật BHXH và BHYT
Bảo hiểm xã hội Tp.HCM vừa thông báo về việc giải đáp các câu hỏi của doanh nghiệp trong buổi tham gia đối thoại ngày 17, 18/03/2016 về Luật BHXH 2014 và Luật BHYT sửa đổi.


Sau đây Ketoan.biz xin trích dẫn một số câu hỏi của doanh nghiệp được giải đáp bởi BHXH Tp.HCM để các bạn tiện tham khảo:

1. Lao động nghỉ việc riêng đi làm lại, đơn vị báo tăng trên mạng thì nhận thẻ BHYT tại cơ quan BHXH hay thông qua bưu điện?


Trường hợp đơn vị đã giảm lao động do nghỉ việc riêng, sau đó đi làm lại:

- Nếu khi báo giảm lao động có trả thẻ Bảo hiểm y tế, thì khi đơn vị lập hồ sơ điện tử báo đi làm lại hợp lệ, thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được gửi về đơn vị qua bưu điện.

- Nếu khi nghỉ việc riêng không trả thẻ, tăng thu BHYT đến hết giá trị thẻ thì đơn vị lập hồ sơ điện tử tăng lại đồng thời giảm thu BHYT từ tháng đi làm đến hết giá trị thẻ BHYT.

2. Người lao động được cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN không? Thời gian đi học có được tính thâm niên nghề không?


Căn cứ Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Điểm 1.1 Mục 1 Công văn số 1660/BHXH-THU ngày 28 tháng 05 năm 2015 của BHXH TP.HCM về việc hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày quy định người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài. Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: BHXH: 26% (đơn vị: 18%, người lao động: 8%); BHTN: 2% (đơn vị: 1%, người lao động: 1%).

Thực hiện theo quy định trên, trường hợp người lao động được cử đi học tập, làm việc tại nước ngoài theo quyết định của công ty, có thời gian ngày đi, ngày về cụ thể thì không phải đóng BHYT nhưng sẽ được tính là thời gian tham gia BHYT; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi.

3. Người lao động nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên không phải đóng BHYT mà vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Vậy ai là người phải đóng BHYT cho cho người lao động?


Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 17 của Quyết định trên quy định người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế là đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng. 

Vì vậy, nếu Người lao động trong đơn vị Bạn thuộc đối tượng này thì được cấp thẻ BHYT đối tượng ốm đau dài ngày và tiền BHYT do do tổ chức BHXH đóng.

4. Người lao động ký hợp đồng lao động dài hạn thì đóng BHYT, BHTN, BHXH hay chỉ đóng BHXH?


Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).

Như vậy, công ty sẽ bắt đầu tham gia BHXH cho những người lao động nước ngoài đang làm việc kể từ ngày 01/01/2018. Hiện tại, công ty chỉ đăng ký tham gia BHYT người nước ngoài cho đối tượng trên bắt đầu từ ngày ký hợp đồng chính thức với công ty.

5. Đơn vị tự chủ về tài chính (Nghi định 115/2005/NĐ-CP) không sử dụng ngân sách trả lương. Vậy mức đóng BHXH cho người lao động căn cứ theo thang bảng lương nhà nước hay mức lương hiện hưởng?


Trung tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm TP.HCM là đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước thuộc đối tượng áp dụng thang lương, bảng lương nhà nước theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Theo mục 1.1, khoản 1, điều 6 quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương..

6. Lao động nữ đi làm sớm sau khi nghỉ thai sản thì đóng BHXH quy định tại văn bản nào?


Căn cứ Điểm c Khoản 6.4 Mục 6 Điều 38 Công văn 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 của BHXH TPHCM quy định từ ngày 01/01/2016, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời điểm từ khi đi làm trước đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT.

7. Người lao động nghỉ việc ở Cty cũ, chưa chốt Sổ vì cty cũ nợ tiền BHXH trên 2 năm. Hiện nay đang tham gia BHXH tại đơn vị mới và chuẩn bị nghỉ việc, đơn vị mới phải làm thế nào để chốt sổ trả cho người lao động?


Tại mục 10, khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 quy định về việc ghi và xác nhận số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN: nếu đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc.

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được quyền nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu công ty vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho bạn hoặc không đóng đúng, đóng đủ BHXH cho bạn thì bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.

8. Người lao động không làm việc và không hưởng lương 14 ngày làm việc trở lên thì không đóng BHXH phải không?


Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 thì người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thực hiện theo quy định nêu trên thì người lao động có ngày làm việc thực tế từ 14 ngày trở lên trong tháng thuộc đối tượng tham gia BHXH.

9. Người lao động chưa thanh toán các khoảng còn tồn đọng trước khi nghỉ việc. Đơn vị không chốt sổ trả cho người lao động được không?


Tại mục 10, khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 quy định về việc ghi và xác nhận số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN: nếu đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc.

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động được quyền nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, nếu công ty gặp khó khăn, khi có NLĐ nghỉ việc thì vẫn phải chốt sổ, trả sổ BHXH cho NLĐ theo quy định trên.


10. Người lao động không làm việc và không hưởng lương 14 ngày làm việc trở lên thì không đóng BHXH, vậy đơn vị có đóng BHXH cho lao động đó không?

Người lao động xin nghỉ không lương nhưng vẫn muốn tự bỏ tiền tham gia BHXH trong tháng đó được không?


Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Thực hiện theo quy định nêu trên thì người lao động có ngày làm việc thực tế dưới 14 ngày trong tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN.

11. Người lao động trước khi vào cty đã mua BHYT tự nguyện, sau khi vào cty NLĐ có phải tham gia BHYT nữa hay không?


Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

Trường hợp NLĐ đã tham gia thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì vẫn tham gia BHYT bắt buộc tại công ty. Sau khi thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc được cấp thì NLĐ mang thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (bản photo) và thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc (bản chính) đến Đại lý thu Ủy Ban Nhân Dân Phường hoặc Đại lý thu Bưu Điện nơi NLĐ đăng ký mua thẻ Bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hoàn trả lại tiền đóng trùng theo quy định.


12. Đã tham gia BHYT hộ gia đình khi ký hợp đồng lao động có phải đóng BHYT không? Nộp hồ sơ qua bưu điện phải nộp mấy bản?


1. Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

Trường hợp NLĐ đã tham gia thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì vẫn tham gia BHYT bắt buộc tại công ty. Sau khi thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc được cấp thì NLĐ mang thẻ Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (bản photo) và thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc (bản chính) đến Đại lý thu Ủy Ban Nhân Dân Phường hoặc Đại lý thu Bưu Điện nơi NLĐ đăng ký mua thẻ Bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hoàn trả lại tiền đóng trùng theo quy định.

2. Mỗi phiếu giao nhận hồ sơ có quy trình xử lý riêng và yêu cầu các mẫu kê khai, hồ sơ riêng, đơn vị phải lập hồ sơ theo đúng thành phần quy định trên PGNHS khi nộp hồ sơ qua bưu điện.

13. Nếu phụ cấp độc hại không cố định hàng tháng mà dựa trên thực tế phát sinh có phải tính phụ cấp độc hại này vào lương đóng BHXH không?


Căn cứ Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ 01/01/2016 đến 31/12/2017 là mức lương và các khoản phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động.

Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động không, đóng BHXH.

14. Từ ngày 01/01/2018, người nước ngoài được cty mẹ cử ra nước ngoài làm việc có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN không?


Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).

Như vậy, công ty sẽ bắt đầu tham gia BHXH cho những người lao động nước ngoài đang làm việc kể từ ngày 01/01/2018. Hiện tại, công ty chỉ đăng ký tham gia BHYT người nước ngoài cho đối tượng trên bắt đầu từ ngày ký hợp đồng chính thức với công ty.

15. Đối tượng đóng BHXH: người lao động có hợp đồng từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng kể cả hợp đồng thời vụ? Lao động nam có vợ sinh con được nghỉ 5-7 ngày, trong thời gian nghỉ BHXH trả lương cho họ phải không? Bao nhiêu? Thủ tục gồm giấy tờ gì?


1. Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, từ 1/1/2016 đến 31/12/2017, công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các trường hợp HĐLĐ từ đủ 3 tháng, từ 01/01/2018 tham gia đầy đủ các HĐLĐ từ đủ 1 tháng kể cả HĐ thời vụ, HĐ freelancer hay các loại HĐLĐ khác.

2. Điều 34 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Hồ sơ gồm: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản (mẫu C70a-HD) do đơn vị sử dụng lao động lập.

16. Công ty có lao động làm việc tại 3 vùng khác nhau, vậy đóng BHXH cho người lao động 3 vùng tại BHXH TP. HCM được không?


Căn cứ khoản 1 mục II Công văn số 3844/BHXH-THU ngày 30/11/2015 quy định người lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại văn phòng hoặc trụ sở chính đóng tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng làm việc ở các vùng khác thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn làm việc ghi trong hợp đồng lao động để điều chỉnh lại tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng, làm căn cứ đóng, hưởng BHXH, BHYT và BHTN.

Thực hiện theo quy định trên thì những người lao động được công ty ký HĐLĐ tại trụ sở công ty (vùng 1) nhưng làm việc tại các vùng 2, vùng 3 hoặc vùng 4 thì có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở trích nộp BHXH, BHYT, BHTN tương ứng là vùng 2, vùng 3 hoặc vùng 4 (hoặc công ty có thể áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1 cho các đối tượng này).

17. Người lao động nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên, đơn vị báo giảm BHXH, BHYT, BHTN thì tháng báo giảm có phải đóng BHYT không? Nghỉ việc ngày 15 của tháng thì trả thẻ ngày nào là không trễ? Công văn 212 hướng dẫn lao động nữ sinh con đi làm sớm thì đóng BHXH, BHYT đúng hay sai?


- Căn cứ Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 17 của Quyết định trên quy định người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế là đối tượng tham gia BHYT do tổ chức BHXH đóng. 

Vì vậy, nếu Người lao động trong đơn vị Bạn thuộc đối tượng này thì được cấp thẻ BHYT đối tượng ốm đau dài ngày và tiền BHYT do do tổ chức BHXH đóng.

- Căn cứ Điểm c Khoản 6.4 Mục 6 Điều 38 Công văn 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 của BHXH TPHCM quy định từ ngày 01/01/2016, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời điểm từ khi đi làm trước đến khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN. 

- NLĐ phải trả thẻ trước ngày 01 của tháng nghỉ việc. Việc báo giảm lao động tại tháng hiện tại sẽ giảm thu toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN. Nếu muốn sử dụng thẻ BHYT thì NLĐ phải đóng BHYT đến hết giá trị thẻ.

18. Người lao động hết tuổi vẫn làm việc tại cty, có đóng BHXH không?Nếu thời gian tham gia BHXH là 15 năm muốn đóng thêm cho đủ 20 năm thì làm thủ tục gì?


Trường hợp người lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) tiếp tục làm việc tại Công ty thì có thể đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho đến khi đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí theo quy định. Ngoài ra, tại Mục e Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Theo đó, người lao động thôi việc thì thực hiện theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên hiên nay chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa thực hiện được, cơ quan BHXH sẽ có hướng dẫn ngay cho người tham gia.


19. Cá nhân người lao động không muốn ký hợp đồng lao động để không đóng BHXH được không?


BHXH có in tờ rời để đơn vị trả cho người lao động quản lý cùng sổ cuốn không?
Người lao động làm mất sổ không có sổ làm chế độ hưu trí thì sao?
Người lao động ốm dài ngày trong khi chờ duyệt chế độ ốm đau đơn vị hay người lao động đóng tiền để giữ thẻ BHYT?

1. Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động thì trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018); Điểm 1.1 Điều này quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, từ 1/1/2016 đến 31/12/2017, công ty phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các trường hợp HĐLĐ từ đủ 3 tháng, từ 01/01/2018 tham gia đầy đủ các HĐLĐ.

2. Công ty trả sổ BHXH để người lao động tự quản lý, khi NLĐ nghỉ việc, Công ty phải chốt sổ và trả sổ, tờ rời đầy đủ để NLĐ hưởng chế độ hoặc tiếp tục tham gia nơi khác.
3. Khi NLĐ làm mất sổ BHXH thì lập hồ sơ cấp mất theo PGNHS 305
4. Việc đóng BHYT để sử dụng thẻ do thỏa thuận của NLĐ và Công ty.
(Theo BHXH TP.HCM)

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »