Hàng bị hư hỏng, hàng hết hạn sử dụng thì xử lý thế nào?

Hàng bị hư hỏng, hàng hết hạn sử dụng thì xử lý thế nào?
Trong quá trình kinh doanh, nhất là đối với cá doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hàng thực phẩm, dược phẩm ... vấn đề hàng hư hỏng, hàng hết hạn sử dụng luôn là nổi ám ảnh, làm ảnh hưởng bất lợi đến kết quă kinh doanh của doanh nghiệp.

Đó là cả một câu chuyện dài của khâu quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Vậy hàng hư hỏng do yếu tố khách quan, hàng hết hạn sử dụng mà không được bồi thường thì tổn thất đó có được đưa vào chi phí của doanh nghiệp, có được khấu trừ thuế? Đó cũng là nổi băn khoăn của nhiều kế toán khi phải đối mặt, bài viết sau sẽ đề cập đến đến vấn đề này cũng như đề xuất hướng xử lý.

Được tính vào chi phí, khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hư hỏng, quá hạn sử dụng:


Theo quy định khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hoá mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu huỷ. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.

Căn cứ khoản 2.1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:

* Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Quyết định hủy hàng hư hỏng, hết hạn sử dụng của doanh nghiệp.

- Biên bản tiêu hủy hàng hư hỏng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chụp lại hình ảnh tiêu hủy hàng hư hỏng đó để làm bằng chứng giải trình khi có yêu cầu.

* Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Như vậy:

- Các trường hợp hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh số thuế GTGT đã khấu trừ của hàng hóa hết hạn sử dụng phải tiêu hủy.

- Doanh nghiệp lập hồ sơ (quy định trên) đối với hàng hư hỏng, hết hạn sử dụng để được tính vào chi phí hợp lý trong năm thực hiện tiêu hủy, không bắt buộc phải phân bổ sang các năm sau.

- Doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn cho hàng hóa hết hạn sử dụng phải tiêu hủy.

Hạch toán hàng hư hỏng, hàng quá hạn sử dụng tiêu hủy:


- Xác định giá trị hàng hư hỏng, hết hạn sử dụng, kế toán hạch toán:

Nợ TK 138  (Phải thu bồi thường, nếu có)
Nợ TK 632  (Không được bồi thường)
     Có TK 156/152 (Giá trị hàng bị hư hỏng)

- Nhận tiền bồi thường, kế toán hạch toán:

Nợ TK 111/112
      Có TK 138

* Trường hợp hàng hóa đã trích lập dự phòng, hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy, theo Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hạch toán như sau:

- Khi trích lập dự phòng kế toán hạch toán:

Nợ TK 632
     Có TK 229

- Khi xử lý đối với vật tư hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (Số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (Nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
      Có TK 152/152/155/156
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »