Các trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp không cần phải có hóa đơn

Các trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp không cần phải có hóa đơn
Theo Luật thuế thì các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ theo quy định thì được đưa vào chi phí hợp lý. 

Chứng từ theo quy định không phải tất cả chi phí phải có hóa đơn mà trong một số trường hợp, Luật cho phép một số khoản chi không cần phải có hóa đơn đầu vào nhưng phải có các chứng từ hợp lý kèm theo.

Sau đây là một số trường hợp mà hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp không cần phải có hóa đơn:

+ Khoản chi không có hóa đơn được lập bảng kê 01/TNDN:


Theo Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.4 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi sau được phép lập bảng kê 01/TNDN thay thế hóa đơn:

- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không thuộc các trường hợp trên) có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

Lưu ýBảng kê 01/TNDN phải được người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký, xác nhận kèm Phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán (không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt).

+ Tiền điện, nước chủ nhà đứng tên: miễn hóa đơn lẫn bảng kê 01/TNDN


Chứng từ hợp lý bao gồm: Hợp đồng thuê nhà, hóa đơn tiền điện, nước (bản gốc của chủ nhà), Chứng từ thanh toán, phần thanh toán chứng minh lượng điện, nước tiêu thụ.

+ Tiền thuê tài sản của cá nhân: miễn hóa đơn lẫn bảng kê 01/TNDN kể cả giá trị thuê trên 100 triệu đồng/năm.


Chứng từ hợp lý bao gồm: Hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản, chứng từ nộp thuế (nếu bên thuê nộp thuế thay).

+ Các khoản chi tài trợ cho y tế, làm nhà tình nghĩa, thiên tai, giáo dục:


Chứng từ hợp lý bao gồm: Biên bản xác nhận tài trợ có đầy đủ chữ ký của các đại diện hai bên theo mẫu (04/TNDN; 05/TNDN; 06/TNDN; 07/TNDN) kèm theo Thông tư 78/2014//TT-BTC và chứng từ chi tiền.

+ Các khoản chi dưới 200.000 đồng/lần có phải có hóa đơn?


Theo nghị định 51/2010/NĐ-CP thì chỉ những hàng hóa dưới 200.000 đồng/ lần không phải xuất hóa đơn nếu khách hàng không yêu cầu. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu xuất hóa đơn hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì người bán vẫn phải xuất hóa đơn. Bởi cuối ngày, người bán phải tổng hợp các hàng hóa có giá trị nhỏ (chưa xuất hóa đơn) để xuất vào một hóa đơn kê khai, nộp thuế chứ không có chuyện hàng hóa giá trị dưới 200.000 đồng miễn xuất hóa đơn.

Do đó, những hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 200.000 ngàn đồng khi mua hàng phải yêu cầu người bán xuất hóa đơn bình thường, trừ khi mua của cá nhân thì lập mẫu 01/TNDN như trên.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »