Những khoản phụ cấp của người lao động không phải đóng thuế TNCN

Những khoản phụ cấp của người lao động không phải đóng thuế TNCN
Ngoài các phụ cấp được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật, thì nhiều khoản thu nhập mang tính phụ cấp của người lao động được Luật quy định miễn đóng thuế thu nhập cá nhân.

Cơ sở pháp lý:


Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH;

Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH;

Luật bảo hiểm xã hội 2014;

Bộ luật lao động 2012;

Luật việc làm 2013;


Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH;

Thông tư 111/2013/TT-BTC;


Những khoản phụ cấp không phải đóng thuế TNCN:


- Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa (không quá 730.000 đồng/người/tháng) do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa, ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc thù ngành nghề.

- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

- Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

- Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động.

- Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động.

- Khoản tiền mua bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm cho nhân viên, bao gồm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ… mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.

- Khoản chi phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, nghỉ mát (khoản chi mang tính phúc lợi không quá 1 thàng lương bình quân) … mà không ghi cụ thể tên cá nhân mà chi chung cho tập thể người lao động.

- Mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục…đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện.

- Mức khoán chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại (nếu chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón).

- Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế họach của đơn vị sử dụng lao động.

- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng, kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.

- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động (con ruột, con nuôi hợp pháp, cha/mẹ ruột, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ/ chồng).
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »