Lương tối thiểu vùng năm 2017 chính thức tăng thêm hơn 7%

Lương tối thiểu vùng năm 2017 chính thức tăng thêm hơn 7%
Ngày 14/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2017 đối với lao động làm việc theo Hợp đồng lao động.

Theo đó, kể từ 01/01/2017, mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc tại các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức thuê mướn người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động được điều chỉnh tăng thêm hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng của năm 2016, cụ thể:

Vùng
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng 
năm 2016
Mức lương tối thiểu vùng áp 
từ 01/01/2017
I
3.500.000 đồng/tháng
3.750.000 đồng/tháng
II
3.100.000 đồng/tháng
3.320.000 đồng/tháng
III
2.700.000 đồng/tháng
2.900.000 đồng/tháng
IV
2.400.000 đồng/tháng
2.580.000 đồng/tháng


Như vậy, so với năm 2016, mức lương tối thiểu vùng I tăng 250.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 7,14%; lương tối thiểu vùng II tăng 220.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 7,1%; lương tối thiểu vùng III tăng 200.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 7,41% và mức lương tối thiểu vùng IV tăng 180.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 7,5%.

Mức lương tối thiểu trên là căn cứ để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, tiền công khi ký kết hợp động lao động, nhưng phải lưu ý một số vấn đề như sau:

- Mức tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất (bỏ cụm từ "chưa qua đào tạo" của quy định cũ).

- Mức lương của người lao động phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh thì chi nhánh hoạt động trên địa bàn nào sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại địa bàn đó.

- Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao mà thuộc nhiều địa bàn có mức lương tối thểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Ngoài ra, Doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại ... và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
...

7 địa bàn thay đổi áp dụng mức lương tối thiểu vùng:

1.Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ Vùng II chuyển sang Vùng I,

2.TP. Sông Công, Thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên từ Vùng III chuyển sang Vùng II,

3.TP. Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam từ Vùng III chuyển sang Vùng II,

4.TP. Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh từ Vùng III chuyển sang Vùng II,

5.Huyện Quế Sơn, Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam từ Vùng IV chuyển sang Vùng III,

6.Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh từ Vùng IV chuyển sang Vùng III.

7.Huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang từ Vùng III chuyển sang Vùng IV.

(Chi tiết vùng đính kèm trong Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

Nghị định 153/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 thay thế Nghị định 122/2015/NĐ-CP mà Chính phủ đã ban hành trước đó.

Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »