Công việc cuối năm của kế toán khá bận rộn nhất là phải lập báo cáo quyết toán thuế năm.
Quyết toán thuế năm hiện nay vẫn chủ yếu theo các quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC nên không có thay đổi nhiều so với năm trước. Bài viết sau sẽ chia sẻ thêm và đề cập đến một số lưu ý khi lập báo cáo quyết toán thuế năm 2016.
1. Thuế suất phổ thông thống nhất 20%
Thuế suất phổ thông tính thuế TNDN năm 2016 là 20%, không phân biệt doanh nghiệp có doanh thu một năm trên hay dưới 20 tỷ đồng.
Ngoài ra, mức thuế suất ưu đãi từ 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17% và dưới 17%. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.
2. Thời điểm ghi nhận doanh thu
Theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 96/2015/TT-BTC thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN như sau:
- Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua (trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).
Như vậy, nếu đủ điều kiện như trên thì doanh nghiệp phải xuất hóa đơn, nên thời điểm xác định doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế là tương đồng nhau (trước đây doanh thu tính thuế chỉ căn cứ thời điểm hóa đơn đã xuất bán) nên hạn chế chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán.
+ Một số trường hợp xác định doanh thu tính thuế khác:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm doanh thu chịu thuế là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi ( Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).
- Đối với hoạt động gia công hàng hóa doanh thu chịu thuế là tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa ...
+ Một số trường hợp xác định doanh thu tính thuế khác:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm doanh thu chịu thuế là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi ( Khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).
- Đối với hoạt động gia công hàng hóa doanh thu chịu thuế là tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa ...
3. Tiền ăn giữa ca tăng lên 730.000 đồng.
Theo quy định tại mục 4, điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH, mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động từ năm 2016 được quy định là không quá 730.000 đồng người/ người/ tháng (trước đây là 680.000 đồng/người/tháng).
Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH được áp dụng cho cả người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2016 nhưng các chế độ được áp dụng từ 01/01/2016.
4. Phụ cấp tiền ăn công tác
Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định và phù hợp với Quy chế nội bộ của Công ty.
Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.
5. Thanh toán tiền hàng bằng thẻ tín dụng cá nhân vẫn hợp lệ
Theo Tổng cục thuế, để hàng hóa mua bằng thẻ tín dụng cá nhân được đưa vào chi phí hợp lý và được khấu trừ thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Hình thức thanh toán thông qua thẻ tín dụng cá nhân phải được ghi rõ trong quy chế tài chính công ty hoặc Quyết định ủy quyền của công ty cho cá nhân được thanh toán với người bán;
- Hóa đơn mua hàng có đầy đủ thông tin của công ty (hợp lệ, hợp pháp);
- Chứng từ chuyển tiền từ tài khoản thẻ tín dụng cá nhân cho người bán;
- Chứng từ chuyển tiền từ tài khoản Ngân hàng (trước ngày 15/12/2016 khi Thông tư 173/2016/TT-BTC có hiệu lực thì tài khoản này phải đăng ký với cơ quan thuế) của công ty vào tài khoản cá nhân đó.
6. Các phi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế khác:
Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC thì các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập tính thuế khi khoản chi đó liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn chứng từ hợp lệ, đáp ứng quy định thanh toán không dùng tiền mặt của cơ quan thuế, trong đó có những khoản chi hợp lệ cần chú ý như sau:
Được tính chi phí khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là TSCĐ dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Chi trang phục cho người lao động nếu chi bằng hiện vật thì phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Nếu chi bằng tiền hoặc cả bằng tiền và hiện vật thì chỉ khống chế mức chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm, chi bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
Tổng số chi có tính chất phúc lợi (chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động, chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị, chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động ...) không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
...
7. Hồ sơ khai quyết toán thuế năm:
Các biểu mẫu kê khai thuế được tích hợp sẵn trong phần mềm hỗ trợ kê khia thuế của Tổng cục thuế (phiên bản mới nhất HTKK 3.4.1):
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN,
Báo cáo tài chính năm (riêng ác doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan thì phải nộp Báo cáo kiểm toán độc lập đính kèm).
Một số Phụ lục (nếu có) như Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN , Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN, Các Phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN: Mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN ...
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng