Việc nộp các báo cáo thuế đôi khi là áp lực với kế toán bởi các mẫu báo cáo phải nộp hàng tháng, quý, năm quá nhiều, một số không cần thiết.
Câu chuyện đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục kê khai, nộp thuế là câu chuyện dài của Chính phủ, Bộ tài chính. Tuy nhiên các cải cách về thủ tục thuế của các cơ quan Nhà nước trong những năm gần đây được cho là có những tín hiệu tích cực.
1. Bỏ tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý
Kể từ ngày Thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực (15/11/2014), doanh nghiệp chỉ thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, mà không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý như trước đây.
Như vậy, hàng quý kế toán không phải "loay hoay" lập từ khai thuế TNDN tạm tính. Tuy nhiên kế toán phải căn cứ các báo cáo liên quan để tạm nộp số thuế TNDN của quý (nếu có) vì nếu tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì ngoài phần nộp bổ sung, doanh nghiệp phải nộp thêm tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch.
1. Bỏ tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý
Kể từ ngày Thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực (15/11/2014), doanh nghiệp chỉ thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, mà không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý như trước đây.
Như vậy, hàng quý kế toán không phải "loay hoay" lập từ khai thuế TNDN tạm tính. Tuy nhiên kế toán phải căn cứ các báo cáo liên quan để tạm nộp số thuế TNDN của quý (nếu có) vì nếu tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì ngoài phần nộp bổ sung, doanh nghiệp phải nộp thêm tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch.
2. Bỏ bảng kê mua vào bán ra
Luật số 71/2014/QH13 đã bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào khi lập hồ sơ khai thuế GTGT.
Đây là bảng kê báo cáo thuế khá "lâu đời" được dở bỏ, bởi nó xuất hiện xuyên suốt từ các kỳ tính thuế kể từ năm 2014 trở về trước.
Theo đó, từ kỳ khai thuế GTGT tháng 01/2015 (hoặc kỳ khai thuế quý I/2015) người nộp thuế chỉ phải nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
Lý giải của Tổng cục thuế, cho rằng việc bỏ bảng kê mua vào bán ra nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và theo kịp với thông lệ quốc tế.
3. Bỏ bảng kê 02/TNDN
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC), tại khoản 2.15 thì kể từ kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp thuê nhà của cá nhân làm trụ sở có sử dụng chung điện, nước (hóa đơn điện nước chủ nhà đứng tên) không cần phải lập bảng kê 02/TNDN mà chỉ cần có các chứng từ sau để đưa vào chi phí hợp lý:
- Hợp đồng thuê nhà (nên ghi bổ sung như bên đi thuê tự thanh toán tiền điện, nước hoặc ghi rõ giá điện, nước nếu chủ nhà thanh toán).
- Hóa đơn tiền điện, nước (bản gốc).
- Chứng từ thanh toán (phiếu chi nếu chủ nhà trả tiền điện, nước bán lại cho doanh nghiệp).
- Phần thanh toán chứng minh lượng điện, nước tiêu thụ (trường hợp chủ nhà và doanh nghiệp cùng dùng chung điện, nước).
4. Bỏ xây dựng định mức nguyên vật liệu
Thông tư 96/2015/TT-BTC Tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 4 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC chỉ đề cập ngắn gọn về phần chi vượt định mức nguyên vật liệu bị loại trừ chi phí:
"2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức."
Như vậy kể từ tính thuế năm 2015, Thông tư 96/2015/TT-BTC không bắt buộc doanh nghiệp phải tự xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu lưu tại doanh nghiệp hay nộp cho cơ quan thuế (như Thông tư 78/2014/TT-BTC và các văn bản thuế trước quy định).
Tuy nhiên doanh nghiệp sản xuất cũng nên xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu bởi nó rất cần thiết cho việc quản lý sản xuất và dễ dàng giải trình với cán bộ thuế khi thanh tra, quyết toán thuế.
5. Bỏ tài khoản ngân hàng phải đăng ký với cơ quan thuế
Thông tư 173/2016/TT-BTC đã bỏ quy định tài khoản ngân hàng phải đăng ký/ thông báo với cơ quan thuế mà Thông tư số 219/2013/TT-BTC đã quy định trước đó.
Theo đó kể từ ngày 15/12/2016, Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng là tài khoản của bên mua và bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
6. Bỏ mẫu 06/GTGT- Thông báo, đăng ký phương pháp tính thuế
Đây là biểu mẫu gây rắc rối cho doanh nghiệp bởi một khi kế toán quên nộp mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp bị chuyển sang tính thuế theo phương pháp trực tiếp, bị phạt, bị thu hồi hóa đơn đã xuất ...
Thông tư 93/2017/TT-BTC đã bỏ Khoản 7 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC liên quan chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Theo đó người nộp thuế không cần phải nộp Thông báo (mẫu 06/GTGT) về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 hàng năm như trước đây.
Ngoài ra, việc thay đổi thông tin đăng ký thuế (như thay đổi chức danh Giám đốc, Kế toán trưởng, thay đổi ngành/ nghề kinh doanh ...) doanh nghiệp nộp về Sở kế hoạch đầu tư (Phụ lục II-1 ban hành kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) mà không phải gởi thông báo đến cơ quan thuế ...
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng