Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Quyết định 595/QĐ-BHXH cho phép người lao động được giữ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) "mở đường" cho họ tự chốt sổ BHXH nếu người sử dụng lao động vì lý do nào đó không thể chốt sổ.

Theo Khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH (hiệu lực từ ngày 01/07/2017) quy định về việc ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sổ bảo hiểm xã hội như sau:

 "... 3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH".

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ các khoản bảo hiểm theo quy định. Cơ quan bảo hiểm xác nhận thời gian đóng BHXH trên cơ sở người lao động đóng đến đâu xác nhận đến đó; Quy định trên cũng được hiểu, người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể liên hệ cơ quan BHXH để chốt sổ BHXH khi đã báo giảm lao động.

Người lao động có thể tự chốt sổ BHXH, đây cũng là khẳng định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ:

Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Người lao động tự chốt sổ BHXH, hồ sơ gồm những gì?

Qua thực tế việc chốt sổ BHXH tại cơ quan BHXH Tp.HCM, người lao động vẫn có thể tự chốt sổ BHXH cho mình. Hồ sơ người lao động tự chốt sổ BHXH tương tự hồ sơ chốt sổ của doanh nghiệp nhưng kèm thêm Đơn đề nghị và bản giải trình, cụ thể:

+ Báo giảm lao động tham gia BHXH:

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH),

- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Chốt sổ BHXH:

- Đơn đề nghị chốt sổ BHXH (xem mẫu tham khảo bên dưới),

- Văn bản giải trình (trình bày ngắn gọn quá trình tham gia BHXH tại công ty, giải thích lý do để chốt sổ BHXH ...)

- Sổ BHXH (+ các tờ rời, nếu có),

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Hồ sơ nộp trực tiếp tại Cơ quan BHXH nơi người lao động đang đóng BHXH.

Mẫu đơn đề nghị chốt sổ BHXH tham khảo:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
***
Tp. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2018

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỐT SỔ BHXH

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Quận Tân Bình.

- Tôi tên: NGUYỄN VĂN A
- Số CMND: .......................
- Số sổ BHXH: .....................

Nội dung:

Nay tôi làm đơn này kính mong Bảo Hiểm Quận Tân Bình giúp đỡ tôi chốt sổ BHXH trong thời gian tôi làm việc tại công ty ................................. (BHXH Quận Tân Bình).

Lý do:

Công ty ............................................... không chốt sổ cho tôi, mặc dù tôi đã yêu cầu nhiều lần.

Hồ sơ gửi kèm:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết theo quy định.

                                                                                                            Kính đơn


                                                                                                         Nguyễn Văn A


* Việc người lao động tự chốt sổ khi nghỉ việc trong trường hợp doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH được thực hiện khá dễ dàng. Tuy nhiên, các trường hợp tranh chấp lao động (thường doanh nghiệp không ký Quyết định nghỉ việc, mẫu D02-TS, TK1-TS ...) thì việc chốt sổ BHXH không hề đơn giản; trường hợp này người lao động có thể nhờ đến Cơ quan BHXH can thiệp để bảo đảm các quyền lợi của mình.

* Trường hợp doanh nghiệp cũ không còn tồn tại, người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH đề nghị xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên sổ BHXH đến thời điểm đơn vị cũ đã đóng đủ.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »