Chiết khấu thương mại không giảm trừ trên hóa đơn có hợp lý?

Chiết khấu thương mại không giảm trừ trên hóa đơn có hợp lý?
Theo quy định của luật thuế hiện hành thì doanh nghiệp thực hiện chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn kỳ mua hàng tiếp theo hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh.



Tình huống đặt ra là: Khoản chiết khấu thương mại bên bán hàng không giảm trừ trên hóa đơn (tức không xuất hóa đơn) mà cấn trừ công nợ trực tiếp với khách hàng thông qua giấy bù trừ công nợ có được xem là hợp lệ không?

Vấn đề này vẫn xảy ra khá phổ biến ở một số doanh nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua một số văn bản thuế để làm rõ thêm, cũng như làm rõ những thiệt hại, tổn thất gây ra doanh nghiệp (nếu có) nếu áp dụng theo hình thức này:

 Theo Điểm 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn đối với chiết khấu thương mại như sau:

"2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào"

Quy định tại Khoản 22, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT- BTC về giá tính thuế đối với khoản chiết khấu thương mại, như sau:

"22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào".

Mặt khác, Khoản 7, Điều 3 Thông tư số: 26/2015/TT-BTC quy định như sau:

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)"


Như vậy,

- Khoản chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng doanh nghiệp phải xuất hóa đơn (giảm trừ trên hóa đơn mua hàng tiếp theo hoặc lập hóa đơn điều chỉnh).

- Khoản chiết khấu thương mại không xuất hóa đơn mà trừ trực tiếp vào công nợ hai bên không những không đúng quy định mà còn phải nộp thuế GTGT nhiều hơn (*).

(*) Giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm trừ chiết khấu thương mại nên khoản chiết khấu không được thể hiện trên hóa đơn sẽ khiến số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »