Nhóm tài khoản nợ phải trả dài hạn, dự phòng phải trả và trích lập các quỹ (TK 341, 352, 353, 356) ban hành bởi Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 (thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, có hiệu lực từ kể từ ngày 01/01/2017.
Nhóm TK nợ dài hạn và trích lập các quỹ
Vay và nợ thuê tài chính
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay (bao gồm cả vay dưới hình thức phát hành trái phiếu), nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ thuê tài chính. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả.
c) Khi doanh nghiệp đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, có thể xảy ra 3 trường hợp:
- Phát hành trái phiếu ngang giá (giá phát hành bằng mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu.
- Phát hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.
- Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu... Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa (lãi ghi trên trái phiếu) của trái phiếu phát hành.
Khi hạch toán trái phiếu phát hành, doanh nghiệp phải ghi nhận khoản chiết khấu hoặc phụ trội trái phiếu tại thời điểm phát hành và theo dõi chi tiết thời hạn phát hành trái phiếu, các nội dung có liên quan đến trái phiếu phát hành:
+ Mệnh giá trái phiếu;
+ Chiết khấu trái phiếu;
+ Phụ trội trái phiếu.
- Doanh nghiệp phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa theo từng kỳ, cụ thể:
+ Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu;
+ Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu;
+ Trường hợp chi phí lãi vay của trái phiếu đủ điều kiện vốn hóa, các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hóa trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó;
+ Khoản chiết khấu hoặc phụ trội được phân bổ trong suốt kỳ hạn của trái phiếu theo phương pháp đường thẳng.
- Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.
- Khi lập báo cáo tài chính, trên Báo cáo tình hình tài chính trong phần nợ phải trả thì khoản trái phiếu phát hành được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng trị giá trái phiếu theo mệnh giá trừ (-) chiết khấu trái phiếu cộng (+) phụ trội trái phiếu).
d) Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn, chi phí phát hành trái phiếu... được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa.
đ) Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của Tài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả nợ gốc của các khoản vay, nợ thuê tài chính;
- Số tiền gốc vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận;
- Số phân bổ phụ trội trái phiếu phát hành;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
Bên Có:
- Số tiền vay, nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ;
- Số phân bổ chiết khấu trái phiếu phát hành;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.
Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay, tình hình thanh toán các khoản tiền vay (kể cả đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu) của doanh nghiệp và tình hình phân bổ chiết khấu, phụ trội trái phiếu.
Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Vay bằng tiền
- Trường hợp vay bằng đồng tiền ghi sổ kế toán (nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 341
- Trường hợp vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 228 (vay đầu tư góp vốn vào đơn vị khác)
Nợ TK 331 (vay thanh toán thẳng cho người bán)
Nợ TK 211 (vay mua TSCĐ)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 341 (3411).
- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định ... ghi:
Nợ các TK 154, 241, 635
Có các TK 111, 112, 331.
b) Vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm hàng tồn kho, TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 341 (3411).
- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị hàng tồn kho, TSCĐ mua sắm, xây dựng được ghi nhận bao gồm cả thuế GTGT. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định kế toán tương tự bút toán ở mục a.
c) Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:
Nợ các TK 331, 642, 811
Có TK 341 (3411).
d) Vay để đầu tư vào đơn vị khác, ghi:
Nợ TK 228
Có TK 341 (3411).
đ) Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)
Có TK 341 (3411).
e) Khi trả nợ vay bằng tiền hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:
Nợ TK 341 (3411)
Có các TK 111, 112, 131.
g) Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ:
Nợ TK 341 (3411) (tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá)
Có các TK 1112, 1122 (theo tỷ giá bình quân gia quyền tài khoản tiền)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).
- Trường hợp bên Có TK tiền và bên Nợ TK 341 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:
Nợ TK 341 (3411)
Có các TK 1112, 1122.
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi trả tiền nợ vay hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635
Có các TK 1112, 1122, 3411.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1112, 1122, 3411
Có TK 515.
h) Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính: Thực hiện theo quy định của TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.
i) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại số dư vay và nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413
Có TK 341.
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 341
Có TK 413.
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của doanh nghiệp.
b) Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
c) Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
d) Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch phải được hoàn nhập.
Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp thì dự phòng được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán.
đ) Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
e) Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
g) Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm:
- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hóa;
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng;
- Dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;
h) Khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa được ghi nhận vào chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, khoản dự phòng phải trả khác được ghi nhận vào chi phí liên quan tùy theo nội dung chi phí.
i) Số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”. Số hoàn nhập dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa được ghi giảm chi phí bán hàng. Số hoàn nhập dự phòng phải trả khác được ghi giảm chi phí liên quan tùy theo nội dung chi phí.
k) Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
Bên Nợ:
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 352 có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 3521 - Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ;
- Tài khoản 3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây dựng: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ;
- Tài khoản 3524 - Dự phòng phải trả khác: Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản ánh nêu trên, như: dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ...
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
a) Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 352 (3521).
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:
Nợ TK 154
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338.
Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 (3521)
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 154.
- Khi lập BCTC, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 352 (3521).
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 (3521)
Có TK 642 (6421).
b) Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng
- Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 352 (3522).
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:
Nợ TK 154
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...
- Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kết chuyển chi phí bảo hành công trình thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 352 (3522)
Nợ TK 632 (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 154 (số chi phí thực tế về bảo hành công trình).
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 (3522)
Có TK 711.
c) Phương pháp kế toán dự phòng phải trả khác
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản phải trả khác, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó (như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, các vụ kiện pháp lý...), ghi:
Nợ TK 642 (6422)
Có TK 352 (3524).
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động....,ghi:
Nợ các TK 154, 631, 642
Có TK 352 (3524).
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả cần trích lập, ghi:
Nợ TK 352 (3524)
Có các TK 111, 112, 241, 331,...
- Khi lập BCTC doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng cần phải cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 352 (3524).
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 (3524)
Có các TK liên quan.
d) Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711.
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty của doanh nghiệp. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
b) Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty phải theo chính sách tài chính hiện hành hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
c) Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.
d) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng TSCĐ đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu và giảm quỹ phúc lợi.
đ) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng TSCĐ và đồng thời kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 3532) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TK 3533). Những TSCĐ này hàng tháng không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần/một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty;
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;
- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa, phúc lợi;
- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới.
Bên Có
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty từ lợi nhuận sau thuế TNDN;
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp;
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động văn hóa, phúc lợi.
Số dư bên Có: Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn của doanh nghiệp.
Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3531 - Quỹ khen thưởng: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3532 - Quỹ phúc lợi: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trong năm khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 353 (3531, 3532, 3534).
b) Cuối năm, xác định quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 353 (3531, 3532, 3534).
c) Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên và người lao động khác trong doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 353 (3531)
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
d) Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi cho công nhân viên và người lao động nghỉ mát, chi cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, ghi:
Nợ TK 353 (3532)
Có các TK 111, 112.
đ) Khi bán sản phẩm, hàng hóa trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi, kế toán phản ánh doanh thu không bao gồm thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 353 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511
Có TK 3331 (33311).
e) Khi cấp trên cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 353 (3531, 3532, 3534)
Có các TK 111, 112.
g) Số quỹ khen thưởng, phúc lợi do đơn vị cấp trên cấp xuống, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 353 (3531, 3532).
h) Dùng quỹ phúc lợi ủng hộ các vùng thiên tai, hỏa hoạn, chi từ thiện … ghi:
Nợ TK 353 (3532)
Có các TK 111, 112.
i) Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phúc lợi đưa vào sử dụng cho mục đích văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 2111
Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ)
Có các TK 111, 112, 241, 331,…
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3532
Có TK 3533.
k) Định kỳ, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, sử dụng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 3533
Có TK 214.
l) Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi:
- Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 (giá trị hao mòn)
Có TK 2111 (nguyên giá).
- Phản ánh các khoản thu, chi nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
+ Đối với các khoản chi, ghi:
Nợ TK 353 (3532)
Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ)
Có các TK 111, 112, 334.
+ Đối với các khoản thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 353 (3532)
Có TK 3331 (nếu có).
m) Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc từ Quỹ thưởng ban quản lý, điều hành công ty, ghi:
Nợ TK 353 (3354)
Có các TK 111, 112...
n) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá bán thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá bán cao hơn mệnh giá).
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (PTKH&CN) của doanh nghiệp. Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.
b) Quỹ PTKH&CN được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc trích lập và sử dụng Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
c) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Quỹ PTKH&CN để tài trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, số tiền thu được khi bán sản phẩm sản xuất thử được bù trừ với chi phí sản xuất thử theo nguyên tắc:
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử được ghi tăng Quỹ PTKH&CN;
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử thấp hơn chi phí sản xuất thử được ghi giảm Quỹ PTKH&CN.
d) Định kỳ, doanh nghiệp lập Báo cáo về mức trích, sử dụng, quyết toán Quỹ PTKH&CN và nộp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ; giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý; chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.
Bên Có:
- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.
Số dư bên Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp.
Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chi tiêu quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ (Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ).
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 642 (6422)
Có TK 356.
b) Khi chi tiêu Quỹ PTKH&CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 356
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331...
c) Khi sử dụng Quỹ PTKH&CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 152, 331.
- Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 154
Có TK 333 (nếu có).
- Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:
+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 356.
+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại bút toán trên.
d) Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:
- Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 211 (nguyên giá)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331...
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3561
Có TK 3562.
- Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 3562
Có TK 214.
- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:
+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 3562 (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 (giá trị hao mòn)
Có các TK 211.
+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3561
Có TK 3331 (33311).
+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 3561
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
- Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 3562 (phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)
Có TK 711.
Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo bộ phận sử dụng TSCĐ.
b) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ thuê tài chính. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả.
c) Khi doanh nghiệp đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, có thể xảy ra 3 trường hợp:
- Phát hành trái phiếu ngang giá (giá phát hành bằng mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu.
- Phát hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.
- Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu... Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa (lãi ghi trên trái phiếu) của trái phiếu phát hành.
Khi hạch toán trái phiếu phát hành, doanh nghiệp phải ghi nhận khoản chiết khấu hoặc phụ trội trái phiếu tại thời điểm phát hành và theo dõi chi tiết thời hạn phát hành trái phiếu, các nội dung có liên quan đến trái phiếu phát hành:
+ Mệnh giá trái phiếu;
+ Chiết khấu trái phiếu;
+ Phụ trội trái phiếu.
- Doanh nghiệp phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa theo từng kỳ, cụ thể:
+ Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu;
+ Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu;
+ Trường hợp chi phí lãi vay của trái phiếu đủ điều kiện vốn hóa, các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hóa trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó;
+ Khoản chiết khấu hoặc phụ trội được phân bổ trong suốt kỳ hạn của trái phiếu theo phương pháp đường thẳng.
- Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.
- Khi lập báo cáo tài chính, trên Báo cáo tình hình tài chính trong phần nợ phải trả thì khoản trái phiếu phát hành được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng trị giá trái phiếu theo mệnh giá trừ (-) chiết khấu trái phiếu cộng (+) phụ trội trái phiếu).
d) Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn, chi phí phát hành trái phiếu... được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa.
đ) Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của Tài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả nợ gốc của các khoản vay, nợ thuê tài chính;
- Số tiền gốc vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận;
- Số phân bổ phụ trội trái phiếu phát hành;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
Bên Có:
- Số tiền vay, nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ;
- Số phân bổ chiết khấu trái phiếu phát hành;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán).
Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.
Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay, tình hình thanh toán các khoản tiền vay (kể cả đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu) của doanh nghiệp và tình hình phân bổ chiết khấu, phụ trội trái phiếu.
Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Vay bằng tiền
- Trường hợp vay bằng đồng tiền ghi sổ kế toán (nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 341
- Trường hợp vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 228 (vay đầu tư góp vốn vào đơn vị khác)
Nợ TK 331 (vay thanh toán thẳng cho người bán)
Nợ TK 211 (vay mua TSCĐ)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 341 (3411).
- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định ... ghi:
Nợ các TK 154, 241, 635
Có các TK 111, 112, 331.
b) Vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm hàng tồn kho, TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 341 (3411).
- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị hàng tồn kho, TSCĐ mua sắm, xây dựng được ghi nhận bao gồm cả thuế GTGT. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định kế toán tương tự bút toán ở mục a.
c) Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:
Nợ các TK 331, 642, 811
Có TK 341 (3411).
d) Vay để đầu tư vào đơn vị khác, ghi:
Nợ TK 228
Có TK 341 (3411).
đ) Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)
Có TK 341 (3411).
e) Khi trả nợ vay bằng tiền hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:
Nợ TK 341 (3411)
Có các TK 111, 112, 131.
g) Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ:
Nợ TK 341 (3411) (tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá)
Có các TK 1112, 1122 (theo tỷ giá bình quân gia quyền tài khoản tiền)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).
- Trường hợp bên Có TK tiền và bên Nợ TK 341 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:
Nợ TK 341 (3411)
Có các TK 1112, 1122.
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi trả tiền nợ vay hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635
Có các TK 1112, 1122, 3411.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1112, 1122, 3411
Có TK 515.
h) Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính: Thực hiện theo quy định của TK 212 – TSCĐ thuê tài chính.
i) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại số dư vay và nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413
Có TK 341.
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 341
Có TK 413.
Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
Về đầu trang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của doanh nghiệp.
b) Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
c) Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
d) Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch phải được hoàn nhập.
Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp thì dự phòng được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán.
đ) Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
e) Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
g) Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm:
- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hóa;
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng;
- Dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;
h) Khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa được ghi nhận vào chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, khoản dự phòng phải trả khác được ghi nhận vào chi phí liên quan tùy theo nội dung chi phí.
i) Số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”. Số hoàn nhập dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa được ghi giảm chi phí bán hàng. Số hoàn nhập dự phòng phải trả khác được ghi giảm chi phí liên quan tùy theo nội dung chi phí.
k) Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 352 - Dự phòng phải trả
Bên Nợ:
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 352 có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 3521 - Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ;
- Tài khoản 3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây dựng: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ;
- Tài khoản 3524 - Dự phòng phải trả khác: Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản ánh nêu trên, như: dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ...
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:
a) Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, ghi:
Nợ TK 6421
Có TK 352 (3521).
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:
Nợ TK 154
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338.
Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 (3521)
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 154.
- Khi lập BCTC, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 352 (3521).
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 (3521)
Có TK 642 (6421).
b) Phương pháp kế toán dự phòng bảo hành công trình xây dựng
- Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 352 (3522).
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:
Nợ TK 154
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...
- Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kết chuyển chi phí bảo hành công trình thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 352 (3522)
Nợ TK 632 (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 154 (số chi phí thực tế về bảo hành công trình).
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 (3522)
Có TK 711.
c) Phương pháp kế toán dự phòng phải trả khác
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản phải trả khác, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó (như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, các vụ kiện pháp lý...), ghi:
Nợ TK 642 (6422)
Có TK 352 (3524).
- Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động....,ghi:
Nợ các TK 154, 631, 642
Có TK 352 (3524).
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả cần trích lập, ghi:
Nợ TK 352 (3524)
Có các TK 111, 112, 241, 331,...
- Khi lập BCTC doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng cần phải cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 352 (3524).
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 (3524)
Có các TK liên quan.
d) Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Về đầu trang
Có TK 711.
Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty của doanh nghiệp. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
b) Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty phải theo chính sách tài chính hiện hành hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
c) Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.
d) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng TSCĐ đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu và giảm quỹ phúc lợi.
đ) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng TSCĐ và đồng thời kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 3532) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TK 3533). Những TSCĐ này hàng tháng không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần/một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty;
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;
- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa, phúc lợi;
- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới.
Bên Có
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty từ lợi nhuận sau thuế TNDN;
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp;
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động văn hóa, phúc lợi.
Số dư bên Có: Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn của doanh nghiệp.
Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3531 - Quỹ khen thưởng: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ khen thưởng của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3532 - Quỹ phúc lợi: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi tiêu Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trong năm khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 353 (3531, 3532, 3534).
b) Cuối năm, xác định quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 353 (3531, 3532, 3534).
c) Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên và người lao động khác trong doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 353 (3531)
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
d) Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi cho công nhân viên và người lao động nghỉ mát, chi cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, ghi:
Nợ TK 353 (3532)
Có các TK 111, 112.
đ) Khi bán sản phẩm, hàng hóa trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi, kế toán phản ánh doanh thu không bao gồm thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 353 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511
Có TK 3331 (33311).
e) Khi cấp trên cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 353 (3531, 3532, 3534)
Có các TK 111, 112.
g) Số quỹ khen thưởng, phúc lợi do đơn vị cấp trên cấp xuống, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 353 (3531, 3532).
h) Dùng quỹ phúc lợi ủng hộ các vùng thiên tai, hỏa hoạn, chi từ thiện … ghi:
Nợ TK 353 (3532)
Có các TK 111, 112.
i) Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phúc lợi đưa vào sử dụng cho mục đích văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 2111
Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ)
Có các TK 111, 112, 241, 331,…
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3532
Có TK 3533.
k) Định kỳ, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, sử dụng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 3533
Có TK 214.
l) Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi:
- Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 (giá trị hao mòn)
Có TK 2111 (nguyên giá).
- Phản ánh các khoản thu, chi nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
+ Đối với các khoản chi, ghi:
Nợ TK 353 (3532)
Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ)
Có các TK 111, 112, 334.
+ Đối với các khoản thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 353 (3532)
Có TK 3331 (nếu có).
m) Trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định thưởng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc từ Quỹ thưởng ban quản lý, điều hành công ty, ghi:
Nợ TK 353 (3354)
Có các TK 111, 112...
n) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá bán thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá bán cao hơn mệnh giá).
Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Về đầu trang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (PTKH&CN) của doanh nghiệp. Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.
b) Quỹ PTKH&CN được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc trích lập và sử dụng Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
c) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Quỹ PTKH&CN để tài trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, số tiền thu được khi bán sản phẩm sản xuất thử được bù trừ với chi phí sản xuất thử theo nguyên tắc:
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử được ghi tăng Quỹ PTKH&CN;
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử thấp hơn chi phí sản xuất thử được ghi giảm Quỹ PTKH&CN.
d) Định kỳ, doanh nghiệp lập Báo cáo về mức trích, sử dụng, quyết toán Quỹ PTKH&CN và nộp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ; giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý; chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.
Bên Có:
- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.
Số dư bên Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp.
Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chi tiêu quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ (Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ).
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 642 (6422)
Có TK 356.
b) Khi chi tiêu Quỹ PTKH&CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 356
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331...
c) Khi sử dụng Quỹ PTKH&CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 152, 331.
- Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 154
Có TK 333 (nếu có).
- Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:
+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 356.
+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại bút toán trên.
d) Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:
- Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 211 (nguyên giá)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331...
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3561
Có TK 3562.
- Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 3562
Có TK 214.
- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:
+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 3562 (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 (giá trị hao mòn)
Có các TK 211.
+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3561
Có TK 3331 (33311).
+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 3561
Nợ TK 133 (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
- Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 3562 (phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)
Có TK 711.
Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo bộ phận sử dụng TSCĐ.
Về đầu trang
Biểu tượngBiểu tượng