Nhóm tài khoản vốn chủ sở hữu (TK 411, 413, 418, 419, 421) ban hành bởi Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 (thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006) áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, có hiệu lực từ kể từ ngày 01/01/2017.
Nhóm tài khoản vốn chủ sở hữu
Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:
- Vốn góp của chủ sở hữu;
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
- Các khoản khác được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.
2. Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.
3. Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:
- Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư;
- Đối với bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.
4. Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mọi trường hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về bản chất đều là giảm vốn góp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký kinh doanh.
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh vốn do chủ sở hữu đầu tư hiện có và tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
b) Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;
- Thặng dư vốn cổ phần;
- Vốn khác.
c) Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 4111 - “Vốn góp của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.
d) Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn hình thành vốn (như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác) và theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
đ) Doanh nghiệp ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi:
- Trả lại vốn cho các chủ sở hữu, hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
e) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ
- Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét đến việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam đồng theo giấy phép đầu tư.
- Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính bằng đơn vị tiền tệ kế toán, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có).
- Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu có gốc ngoại tệ.
g) Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phải phản ánh tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo giá đánh giá lại của tài sản được các bên góp vốn chấp nhận.
h) Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần:
- Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu;
- Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu (kể cả các trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ) và có thể là thặng dư dương (nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá) hoặc thặng dư âm (nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Bên Nợ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;
- Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp;
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).
Bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
- Các chủ sở hữu góp vốn;
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu;
- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) được phép ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá. Tài khoản 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu tại công ty cổ phần có thể theo dõi chi tiết thành cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi.
- TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu; Chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần). Tài khoản này có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ.
- TK 4118 - Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản (nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu).
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)
Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)
Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)
Nợ các TK 211, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)
Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)
Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).
Có TK 4111
Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).
3.2. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông
a) Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (mệnh giá)
Có TK 4111 (mệnh giá).
b) Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (giá phát hành)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành > mệnh giá).
c) Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có các TK 111, 112.
3.3. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu:
a) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
b) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) ghi:
Nợ TK 421
Nợ TK 4112 (nếu có)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu;
Có TK 4112 (nếu có).
3.4. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác
a) Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 228
Có TK 4111
Có TK 4112 (nếu có).
b) Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 228
Nợ TK 4112 (nếu có)
Có TK 4111.
3.5. Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531
Nợ TK 4112 (giá phát hành thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111
Có TK 4112 (giá phát hành > mệnh giá).
3.6. Kế toán cổ phiếu quỹ
a) Khi mua cổ phiếu quỹ, kế toán phản ánh theo giá thực tế mua, ghi:
Nợ TK 419
Có các TK 111, 112.
b) Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ các TK 111,112 (giá tái phát hành)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá tái phát hành nhỏ hơn giá ghi sổ)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (theo giá ghi sổ)
Có TK 4112 (giá tái phát hành lớn hơn giá ghi sổ cổ phiếu quỹ).
c) Khi công ty cổ phần huỷ bỏ cổ phiếu quỹ:
Nợ TK 4111 (theo mệnh giá)
Nợ TK 4112 (giá mua lại lớn hơn mệnh giá)
Có TK 419 (theo giá ghi sổ)
Có TK 4112 (giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá).
3.7. Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 418, 421
Có TK 411 (4111).
3.8. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:
Nợ các TK 111,112,153, 211...
Có TK 711.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng vốn góp của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 411 (4118).
3.9. Khi hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 411 (4111, 4112)
Có các TK 111,112.
3.10. Khi trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, ghi:
- Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản ghi:
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có các TK 111, 112,152, 155, 156... (giá trị ghi sổ).
- Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 4111
Nợ TK 214
Có các TK 211.
- Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản trả cho chủ sở hữu vốn và số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của chủ sở hữu.
1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
1.2. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào:
- Tỷ giá giao dịch thực tế;
- Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.
1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:
Tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ).
- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị (theo đồng tiền ghi sổ kế toán) của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.
1.4. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái:
1.4.1. Đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
a) Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.
Tỷ giá xấp xỉ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (ngân hàng này do doanh nghiệp tự lựa chọn). Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ kế toán đối với:
+ Bên Nợ các TK tiền; Bên Nợ các TK phải thu (trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước), Bên Nợ các TK phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.
+ Bên Có các TK phải trả (trừ trường hợp ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước); Bên Có các TK phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.
+ Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;
+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác.
Riêng trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.
+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác.
Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí).
+ Các tài khoản phản ánh tài sản.
Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.
Việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ nêu trên của doanh nghiệp phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
b) Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo các trường hợp sau:
- Áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua), bên Nợ các tài khoản phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán).
+ Ngoài việc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi sổ kế toán đối với bên Có các TK tiền, bên Có các TK phải thu, bên Nợ các TK phải trả.
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc định kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
(+) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
(+) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được xử lý theo quy định tại khoản 1.4.2 Điều này.
- Áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh để hạch toán đối với:
+ Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
+ Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán khi nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ của người bán.
1.4.2. Tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
1.4.3. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động:
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.5. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:
a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;
b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.
d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ;
đ) Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.
2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
a) Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả, vốn góp của chủ sở hữu.
b) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) của kỳ báo cáo.
c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
d) Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Bên Nợ:
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.
Bên Có:
- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.
Tài khoản 413 không có số dư.
4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
- Trường hợp bên Có các TK tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 217, 241, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi chi tiền mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 241, 642, 133,... (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán)
Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)
Có các TK 1112, 1122.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán()
Có TK 515.
b) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ......bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 642,...
Có các TK 331, 341, 336,...
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 331 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 331 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi ứng trước tiền để mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của TK tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
Có TK 1112, 1122.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của TK tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
Có TK 515.
d) Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
Trường hợp có ứng trước tiền người bán bằng ngoại tệ thì giá trị tài sản nhận về tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn phải thanh toán được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 241, 642
Có TK 331
đ) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ...):
- Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi thanh toán nợ phải trả:
Nợ các TK 331, 338, 341,...(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)
Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi thanh toán nợ phải trả hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiêp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ)
Có các TK 331, 338, 341, 111 (1112), 112 (1122).....
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 331, 338, 341, 111 (1112), 112 (1122)....(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá thực tế tại thời điểm trả nợ)
Có TK 515.
e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131.
- Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước và phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập, ghi:
Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511, 711.
h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,....), ghi:
- Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi thu các khoản nợ phai thu:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)
Có các TK 131, 136, 138,....(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điểm thu nợ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)
Có các TK 131, 136, 138,...
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 131, 136, 138,...(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)
Có TK 515.
i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi:
- Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 121, 128, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi chi tiền để cho vay hoặc đầu tư:
Nợ các TK 121, 128, 228 (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá thực tế tại ngày cho vay hoặc đầu tư)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá:
Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điểm chi tiền cho vay hoặc đầu tư hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cho vay hoặc đầu tư)
Có các TK 1112, 1122.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cho vay hoặc đầu tư)
Có TK 515.
k) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
+ Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 1386 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
+ Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 1386 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược).
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi chi tiền đem đi ký cược, ký quỹ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và hoạt yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Có các TK 1112, 1122
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Có TK 515.
- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
+ Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 1386 (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
+ Trường hợp bên Có các tài khoản ký cược, ký quỹ áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Có TK 1386 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược).
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi nhận lại tiền ký quỹ, ký cược hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Có TK 1386
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1386
Có TK 515 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược).
l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không có số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
Có TK 515.
+ Kết chuyển chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ và việc hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được thực hiện theo quy định tại mục 4.2
4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch:
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413
Có TK 515 (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 413.
c) Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên tài khoản 242 – chi phí trả trước và tài khoản 3387 – doanh thu chưa thực hiện:
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 242.
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515.
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế TNDN. Việc trích và sử dụng quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Bên Có: Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
Số dư bên Có: Số quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hiện có.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
b) Khi sử dụng quỹ, ghi:
Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có các TK111, 112.
c) Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111).
d) Khi dùng các quỹ thuộc vốn chủ sỡ hữu để mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 241 (trường hợp đầu tư XDCB)
Có TK 111, 112 (trường hợp mua sắm TSCĐ).
Đồng thời ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi giảm các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418
Có TK 411 (4118).
đ) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418
Nợ TK 4112
Có TK 4111
Có TK 4112 (nếu có).
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của số cổ phiếu do các công ty cổ phần mua lại trong số cổ phiếu do công ty đó đã phát hành ra công chúng (gọi là cổ phiếu quỹ).
Các cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán.
b) Giá trị cổ phiếu quỹ được phản ánh trên tài khoản này theo giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, như chi phí giao dịch, thông tin…
c) Cuối kỳ kế toán, khi lập Báo cáo tài chính, giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ được ghi giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu trên Báo cáo tình hình tài chính bằng cách ghi số âm (...).
d) Tài khoản này không phản ánh trị giá cổ phiếu mà công ty mua của các công ty cổ phần khác vì mục đích nắm giữ đầu tư.
đ) Trị giá vốn của cổ phiếu quỹ khi tái phát hành, hoặc khi sử dụng để trả cổ tức, thưởng... được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
e) Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành nhằm mục đích thu hồi cổ phiếu để hủy bỏ vĩnh viễn ngay khi mua vào thì giá trị cổ phiếu mua vào không được phản ánh vào tài khoản này mà ghi giảm trực tiếp vào vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần (xem hướng dẫn ở tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ
Bên nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.
Bên Có: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ được tái phát hành, chia cổ tức hoặc hủy bỏ.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành:
- Khi công ty đã hoàn tất các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty phát hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ đông theo giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:
Nợ TK 419 (giá mua lại cổ phiếu)
Có các TK 111, 112.
- Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 419
Có các TK 111, 112.
b) Tái phát hành cổ phiếu quỹ:
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:
Nợ các TK 111,112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu)
Có TK 411 (4112) (số chênh lệch giữa giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường với giá thấp hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
Nợ TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần (giá tái phát hành thấp hơn giá mua lại)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu).
c) Khi huỷ bỏ số cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá của số cổ phiếu huỷ bỏ);
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá mua lại cao hơn mệnh giá)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu).
Có TK 4112 (giá mua lại thấp hơn mệnh giá).
d) Khi có quyết định của Hội đồng quản trị (đã thông qua Đại hội cổ đông) chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ:
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu quỹ tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn giá thực tế mua vào của cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 421 (giá phát hành cổ phiếu)
Có TK 419 (theo giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
Có TK 4112 (số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ thấp hơn giá phát hành tại ngày trả cổ tức).
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu quỹ tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp hơn giá thực tế mua vào của cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 421 (giá phát hành cổ phiếu)
Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ cao hơn giá phát hành tại ngày trả cổ tức).
Có TK 419 (theo giá thực tế mua cổ phiếu quỹ).
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
b) Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.
c) Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp (trích lập các quỹ, bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư).
d) Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân phối thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Báo cáo tình hình tài chính.
Đối với tất cả các doanh nghiệp, khi phân phối lợi nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp, như:
- Khoản lãi do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn; do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; do đánh giá lại các công cụ tài chính;
- Các khoản mục phi tiền tệ khác…
e) Trong hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) chia lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải theo dõi riêng kết quả của BCC làm căn cứ để phân phối lợi nhuận hoặc chia lỗ cho các bên. Doanh nghiệp là bên nộp và quyết toán thuế TNDN thay các bên trong BCC chỉ phản ánh phần lợi nhuận tương ứng với phần của mình được hưởng, không được phản ánh toàn bộ kết quả của BCC trên tài khoản này trừ khi có quyền kiểm soát đối với BCC.
g) Đối với cổ tức ưu đãi phải trả: Doanh nghiệp phải căn cứ vào bản chất của cổ phiếu ưu đãi để hạch toán theo nguyên tắc:
- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, kế toán không ghi nhận cổ tức phải trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, khoản cổ tức ưu đãi phải trả được kế toán tương tự như việc trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông.
h) Doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị nội bộ số lỗ tính thuế và số lỗ không tính thuế, trong đó:
- Khoản lỗ tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
- Khoản lỗ không tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Khi chuyển lỗ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chỉ được chuyển phần lỗ tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế phải nộp trong tương lai.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.
- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:
- Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421 (4212).
- Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 (4212)
Có TK 911.
b) Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 338 (3388).
Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 338 (3388)
Có các TK 111, 112,... (số tiền thực trả).
c) Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) ghi:
Nợ TK 421
Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá phát hành thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111 (mệnh giá)
Có TK 4112 (số chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá) (nếu có).
d) Các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421
Có TK 4111 (4118)
đ) Khi trích quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 418
Có TK 353 (3531, 3532, 3534).
e) Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:
- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
- Vốn góp của chủ sở hữu;
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
- Các khoản khác được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu.
2. Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.
3. Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:
- Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư;
- Đối với bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.
4. Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mọi trường hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về bản chất đều là giảm vốn góp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký kinh doanh.
Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Về đầu trang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh vốn do chủ sở hữu đầu tư hiện có và tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
b) Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;
- Thặng dư vốn cổ phần;
- Vốn khác.
c) Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 4111 - “Vốn góp của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.
d) Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn hình thành vốn (như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác) và theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
đ) Doanh nghiệp ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi:
- Trả lại vốn cho các chủ sở hữu, hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
e) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ
- Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét đến việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam đồng theo giấy phép đầu tư.
- Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính bằng đơn vị tiền tệ kế toán, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có).
- Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu có gốc ngoại tệ.
g) Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phải phản ánh tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo giá đánh giá lại của tài sản được các bên góp vốn chấp nhận.
h) Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần:
- Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu;
- Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu (kể cả các trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ) và có thể là thặng dư dương (nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá) hoặc thặng dư âm (nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Bên Nợ: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;
- Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp;
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).
Bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
- Các chủ sở hữu góp vốn;
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu;
- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) được phép ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá. Tài khoản 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu tại công ty cổ phần có thể theo dõi chi tiết thành cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi.
- TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu; Chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần). Tài khoản này có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ.
- TK 4118 - Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản (nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu).
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)
Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)
Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)
Nợ các TK 211, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)
Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)
Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).
Có TK 4111
Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).
3.2. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông
a) Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (mệnh giá)
Có TK 4111 (mệnh giá).
b) Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (giá phát hành)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành > mệnh giá).
c) Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có các TK 111, 112.
3.3. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu:
a) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu.
b) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) ghi:
Nợ TK 421
Nợ TK 4112 (nếu có)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu;
Có TK 4112 (nếu có).
3.4. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác
a) Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 228
Có TK 4111
Có TK 4112 (nếu có).
b) Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 228
Nợ TK 4112 (nếu có)
Có TK 4111.
3.5. Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3531
Nợ TK 4112 (giá phát hành thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111
Có TK 4112 (giá phát hành > mệnh giá).
3.6. Kế toán cổ phiếu quỹ
a) Khi mua cổ phiếu quỹ, kế toán phản ánh theo giá thực tế mua, ghi:
Nợ TK 419
Có các TK 111, 112.
b) Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ các TK 111,112 (giá tái phát hành)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá tái phát hành nhỏ hơn giá ghi sổ)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (theo giá ghi sổ)
Có TK 4112 (giá tái phát hành lớn hơn giá ghi sổ cổ phiếu quỹ).
c) Khi công ty cổ phần huỷ bỏ cổ phiếu quỹ:
Nợ TK 4111 (theo mệnh giá)
Nợ TK 4112 (giá mua lại lớn hơn mệnh giá)
Có TK 419 (theo giá ghi sổ)
Có TK 4112 (giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá).
3.7. Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn hợp pháp khác, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 418, 421
Có TK 411 (4111).
3.8. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:
Nợ các TK 111,112,153, 211...
Có TK 711.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng vốn góp của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 411 (4118).
3.9. Khi hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 411 (4111, 4112)
Có các TK 111,112.
3.10. Khi trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, ghi:
- Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản ghi:
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu
Có các TK 111, 112,152, 155, 156... (giá trị ghi sổ).
- Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 4111
Nợ TK 214
Có các TK 211.
- Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản trả cho chủ sở hữu vốn và số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của chủ sở hữu.
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Về đầu trang
1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
1.2. Các loại tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) sử dụng trong kế toán
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào:
- Tỷ giá giao dịch thực tế;
- Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.
1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:
Tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền (tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ).
- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị (theo đồng tiền ghi sổ kế toán) của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.
1.4. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái:
1.4.1. Đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
a) Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.
Tỷ giá xấp xỉ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (ngân hàng này do doanh nghiệp tự lựa chọn). Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ kế toán đối với:
+ Bên Nợ các TK tiền; Bên Nợ các TK phải thu (trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước), Bên Nợ các TK phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.
+ Bên Có các TK phải trả (trừ trường hợp ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước); Bên Có các TK phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.
+ Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;
+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác.
Riêng trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.
+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác.
Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí).
+ Các tài khoản phản ánh tài sản.
Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.
Việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ nêu trên của doanh nghiệp phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
b) Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo các trường hợp sau:
- Áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua), bên Nợ các tài khoản phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán).
+ Ngoài việc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi sổ kế toán đối với bên Có các TK tiền, bên Có các TK phải thu, bên Nợ các TK phải trả.
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc định kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
(+) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
(+) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được xử lý theo quy định tại khoản 1.4.2 Điều này.
- Áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh để hạch toán đối với:
+ Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
+ Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán khi nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ của người bán.
1.4.2. Tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
1.4.3. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động:
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
1.5. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:
a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;
b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.
d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ;
đ) Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.
2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
a) Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả, vốn góp của chủ sở hữu.
b) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) của kỳ báo cáo.
c) Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
d) Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Bên Nợ:
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.
Bên Có:
- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.
Tài khoản 413 không có số dư.
4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
- Trường hợp bên Có các TK tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 217, 241, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi chi tiền mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 241, 642, 133,... (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán)
Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)
Có các TK 1112, 1122.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán()
Có TK 515.
b) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ......bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 642,...
Có các TK 331, 341, 336,...
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 331 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các TK tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 331 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi ứng trước tiền để mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của TK tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
Có TK 1112, 1122.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của TK tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)
Có TK 515.
d) Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
Trường hợp có ứng trước tiền người bán bằng ngoại tệ thì giá trị tài sản nhận về tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn phải thanh toán được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 241, 642
Có TK 331
đ) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ...):
- Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi thanh toán nợ phải trả:
Nợ các TK 331, 338, 341,...(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)
Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi thanh toán nợ phải trả hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiêp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ)
Có các TK 331, 338, 341, 111 (1112), 112 (1122).....
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 331, 338, 341, 111 (1112), 112 (1122)....(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá thực tế tại thời điểm trả nợ)
Có TK 515.
e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131.
- Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước và phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập, ghi:
Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511, 711.
h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,....), ghi:
- Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi thu các khoản nợ phai thu:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)
Có các TK 131, 136, 138,....(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điểm thu nợ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)
Có các TK 131, 136, 138,...
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 131, 136, 138,...(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)
Có TK 515.
i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi:
- Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 121, 128, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
- Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
+ Khi chi tiền để cho vay hoặc đầu tư:
Nợ các TK 121, 128, 228 (tỷ giá giao dịch thực tế)
Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá thực tế tại ngày cho vay hoặc đầu tư)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá:
Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điểm chi tiền cho vay hoặc đầu tư hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cho vay hoặc đầu tư)
Có các TK 1112, 1122.
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cho vay hoặc đầu tư)
Có TK 515.
k) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
+ Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 1386 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (lãi tỷ giá hối đoái).
+ Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 1386 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược).
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi chi tiền đem đi ký cược, ký quỹ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và hoạt yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Có các TK 1112, 1122
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)
Có TK 515.
- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
+ Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 1386 (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
+ Trường hợp bên Có các tài khoản ký cược, ký quỹ áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Có TK 1386 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược).
Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi nhận lại tiền ký quỹ, ký cược hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 635 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Có TK 1386
(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:
Nợ TK 1386
Có TK 515 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược).
l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không có số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
Có TK 515.
+ Kết chuyển chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ và việc hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được thực hiện theo quy định tại mục 4.2
4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch:
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413
Có TK 515 (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 413.
c) Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên tài khoản 242 – chi phí trả trước và tài khoản 3387 – doanh thu chưa thực hiện:
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 242.
- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515.
Tài khoản 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
Về đầu trang
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế TNDN. Việc trích và sử dụng quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 418 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Bên Có: Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
Số dư bên Có: Số quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hiện có.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
b) Khi sử dụng quỹ, ghi:
Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có các TK111, 112.
c) Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111).
d) Khi dùng các quỹ thuộc vốn chủ sỡ hữu để mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 241 (trường hợp đầu tư XDCB)
Có TK 111, 112 (trường hợp mua sắm TSCĐ).
Đồng thời ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi giảm các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418
Có TK 411 (4118).
đ) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418
Nợ TK 4112
Có TK 4111
Có TK 4112 (nếu có).
Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ
Về đầu trang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của số cổ phiếu do các công ty cổ phần mua lại trong số cổ phiếu do công ty đó đã phát hành ra công chúng (gọi là cổ phiếu quỹ).
Các cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán.
b) Giá trị cổ phiếu quỹ được phản ánh trên tài khoản này theo giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, như chi phí giao dịch, thông tin…
c) Cuối kỳ kế toán, khi lập Báo cáo tài chính, giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ được ghi giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu trên Báo cáo tình hình tài chính bằng cách ghi số âm (...).
d) Tài khoản này không phản ánh trị giá cổ phiếu mà công ty mua của các công ty cổ phần khác vì mục đích nắm giữ đầu tư.
đ) Trị giá vốn của cổ phiếu quỹ khi tái phát hành, hoặc khi sử dụng để trả cổ tức, thưởng... được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
e) Trường hợp công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành nhằm mục đích thu hồi cổ phiếu để hủy bỏ vĩnh viễn ngay khi mua vào thì giá trị cổ phiếu mua vào không được phản ánh vào tài khoản này mà ghi giảm trực tiếp vào vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần (xem hướng dẫn ở tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ
Bên nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.
Bên Có: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ được tái phát hành, chia cổ tức hoặc hủy bỏ.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành:
- Khi công ty đã hoàn tất các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty phát hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ đông theo giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:
Nợ TK 419 (giá mua lại cổ phiếu)
Có các TK 111, 112.
- Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 419
Có các TK 111, 112.
b) Tái phát hành cổ phiếu quỹ:
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:
Nợ các TK 111,112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu)
Có TK 411 (4112) (số chênh lệch giữa giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường với giá thấp hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111,112 (tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
Nợ TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần (giá tái phát hành thấp hơn giá mua lại)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu).
c) Khi huỷ bỏ số cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá của số cổ phiếu huỷ bỏ);
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (giá mua lại cao hơn mệnh giá)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (giá thực tế mua lại cổ phiếu).
Có TK 4112 (giá mua lại thấp hơn mệnh giá).
d) Khi có quyết định của Hội đồng quản trị (đã thông qua Đại hội cổ đông) chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ:
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu quỹ tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn giá thực tế mua vào của cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 421 (giá phát hành cổ phiếu)
Có TK 419 (theo giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
Có TK 4112 (số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ thấp hơn giá phát hành tại ngày trả cổ tức).
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu quỹ tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp hơn giá thực tế mua vào của cổ phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 421 (giá phát hành cổ phiếu)
Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ cao hơn giá phát hành tại ngày trả cổ tức).
Có TK 419 (theo giá thực tế mua cổ phiếu quỹ).
Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Về đầu trang
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
b) Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.
c) Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp (trích lập các quỹ, bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư).
d) Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân phối thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Báo cáo tình hình tài chính.
Đối với tất cả các doanh nghiệp, khi phân phối lợi nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp, như:
- Khoản lãi do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn; do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; do đánh giá lại các công cụ tài chính;
- Các khoản mục phi tiền tệ khác…
e) Trong hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) chia lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải theo dõi riêng kết quả của BCC làm căn cứ để phân phối lợi nhuận hoặc chia lỗ cho các bên. Doanh nghiệp là bên nộp và quyết toán thuế TNDN thay các bên trong BCC chỉ phản ánh phần lợi nhuận tương ứng với phần của mình được hưởng, không được phản ánh toàn bộ kết quả của BCC trên tài khoản này trừ khi có quyền kiểm soát đối với BCC.
g) Đối với cổ tức ưu đãi phải trả: Doanh nghiệp phải căn cứ vào bản chất của cổ phiếu ưu đãi để hạch toán theo nguyên tắc:
- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, kế toán không ghi nhận cổ tức phải trả từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, khoản cổ tức ưu đãi phải trả được kế toán tương tự như việc trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông.
h) Doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị nội bộ số lỗ tính thuế và số lỗ không tính thuế, trong đó:
- Khoản lỗ tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
- Khoản lỗ không tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Khi chuyển lỗ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chỉ được chuyển phần lỗ tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế phải nộp trong tương lai.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.
- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:
- Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421 (4212).
- Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 (4212)
Có TK 911.
b) Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 338 (3388).
Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 338 (3388)
Có các TK 111, 112,... (số tiền thực trả).
c) Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) ghi:
Nợ TK 421
Nợ TK 4112 (số chênh lệch giữa giá phát hành thấp hơn mệnh giá)
Có TK 4111 (mệnh giá)
Có TK 4112 (số chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá) (nếu có).
d) Các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421
Có TK 4111 (4118)
đ) Khi trích quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 418
Có TK 353 (3531, 3532, 3534).
e) Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:
- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.
- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Về đầu trang
Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
Biểu tượngBiểu tượng