Hợp đồng thử việc quá quen thuộc với người lao động khi khởi đầu một công việc mới nhưng không phải ai cũng hiểu biết hết các quy định của pháp luật về nó.
Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, tránh những thiệt thòi không đáng có. Bài viết sau sẽ đề cập đến các khoản thuế, phí, các quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan đến quá trình thử việc của người lao động.
1. Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tại Quyết định 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 như sau:
“1.1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
..."
Theo điều 15 Luật số 10/2012/QH13 (Bộ luật Lao động 2012) thì: "Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."
Khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao đông 2012 thì hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
…
Mặt khác, tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012, “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”.
Như vậy,
Hợp đồng thử việc là một phần của hợp đồng lao động nhưng nó không bao gồm nội dung đóng BHXH, BHYT và đào tạo và bồi dưỡng tay nghề như quy định hợp đồng lao động. Điều này có nghĩa hợp đồng thử việc không phải đóng các khoản BHXH, BHYT.
Tuy nhiên (Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH), đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động (gộp hợp đồng thử việc vào hợp đồng lao động) mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham BHXH bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
Hợp đồng thử việc đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
...
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại Điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời Điểm cam kết”.
Như vậy,
Người lao động ký hợp đồng lao động thử việc thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Thu nhập thử việc từ trên 2 triệu đồng/ tháng bị khấu trừ 10% thuế TNCN hoặc kê khai mẫu 02/CK-TNCN (Thông tư số 92/2015/TT-BTC) tạm chưa khấu trừ thuế.
Do đó, sau khi ký hợp đồng thử việc thì bộ phận nhân sự- tiền lương nên nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cá nhân cho người lao động (nếu chưa có) để được kê khai mẫu 02/CK-TNCN. Kết thúc quá trình thử việc, nếu người lao động ký hợp đồng lao động chính thức thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.
Gióng như hợp đồng thời vụ, nếu lương thử việc trên 2 triệu đồng/tháng mà người lao động chưa có mã số thuế cá nhân hoặc có mã số thuế cá nhân nhưng có thu nhập từ 2 nơi trở lên sẽ bị khấu trừ thuế 10% thu nhập tại thời điểm trả thu nhập (2 trường hợp này không được cam kết mẫu 02/CK-TNCN), kê khai nộp thuế theo quy định.
Quyền lợi của người lao động trong, kết thúc thời gian thử việc
- Thời gian thử việc (Điều 15 Bộ luật lao động 2012) căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc (Điều 28 Bộ luật lao động 2012) do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động (Điều 29 Bộ luật lao động 2012) và thời gian làm việc (tính ngày nghỉ phép, trợ cấp thôi việc ...) được tính từ ngày bắt đầu thử việc.
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động (Điều 29 Bộ luật lao động 2012) và thời gian làm việc (tính ngày nghỉ phép, trợ cấp thôi việc ...) được tính từ ngày bắt đầu thử việc.
Ngoài ra, dù không phải tham gia BHXH cho người lao động có hợp đồng thử việc nhưng người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền tương đương với tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định (Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động 2012).
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng