Hồ sơ khai thuế ban đầu là bước thực hiện tiếp theo và vô cùng quan trọng sau khi thành lập công ty và đã nhận được Giấy phép kinh doanh (GPKD) và con dấu từ Sở Kế Hoạch Đầu Tư (KHĐT).
Hiện nay, với quy trình liên thông 1 cửa, Sở Kế Hoạch Đầu Tư là cơ quan cấp phép và Chi cục thuế là cơ quan hậu kiểm. Vì thế, bạn phải thực hiện việc nộp hồ sơ thuế ban đầu cho chi cục thuế quận/huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở.
Vậy, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu bao gồm những loại hồ sơ, mẫu biểu gì? Thủ tục kê khai thuế ban đầu được thực hiện tại đâu?
Hãy cùng dịch vụ kế toán Song Kim tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau, bạn nhé!
Tùy thuộc vào hình thức đầu tư của doanh nghiệp, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ có phiếu chuyển tương ứng về Cục/Chi cục thuế để doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và làm việc. Trong nội dung bài viết này, Công ty dịch vụ kế toán TPHCM chỉ đề cập đến các loại hình công ty phổ biến, với 100% vốn Việt Nam, có quy mô vừa và nhỏ. Đối với loại hình doanh nghiệp này, sau khi bàn giao GPKD thì Sở KHĐT sẽ kèm theo một phiếu Thông Báo Về Cơ Quan Thuế Quản Lý.
Nơi nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Đối với loại hình và quy mô doanh nghiệp đã đề cập, thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý chính là chi cục thuế quận/huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở. Và trên phiếu Thông Báo Về Cơ Quan Thuế Quản Lý sẽ ghi rõ vấn đề này.
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu là ngày cuối cùng của tháng ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh ngay khi nhận GPKD. Hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp nhận được GPKD nhưng chưa đi vào hoạt động. Nhưng theo kinh nghiệm riêng của dịch vụ kế toán Song Kim, hãy hoàn thiện ngay thủ tục kê khai thuế ban đầu với thời gian sớm nhất có thể. Vì bạn còn rất nhiều việc phải làm để vận hành doanh nghiệp của mình.
Vậy, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu bao gồm những thủ tục gì?
Hồ sơ đăng ký thuế ban đầu
Tùy thuộc vào từng chi cục, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ bao gồm nhiều mẫu biểu và số lượng mẫu biểu có thể khác nhau. Sau đây, Song Kim sẽ đề cập đến bộ hồ sơ khai thuế ban đầu tại Tp.HCM để các bạn tham khảo:
1. Công văn đăng kí hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (chuẩn bị 02 bản)
Nội dung công văn sẽ bao gồm: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng, loại hóa đơn sử dụng.
2. Công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng (chuẩn bị 02 bản)
Theo luật định hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC; nhưng đối với một số kế toán, khi học trên lý thuyết thì hệ thống tài khoản kế toán lại không theo thông tư 133 này. Cho nên, nếu muốn thuận tiện hơn cho công việc của mình, doanh nghiệp có thể làm công văn đăng kí Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Và doanh nghiệp phải cam kết sử dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200 nhất quán trong vòng 02 năm.
3. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (chuẩn bị 02 bản)
Doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC với cơ quan thuế quản lý. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay là: khấu hao theo đường thẳng; khấu theo theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm;…
4. Giấy ủy quyền (chuẩn bị 01 bản)
Nếu bạn không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hãy chuẩn bị 1 giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ đăng kí thuế ban đầu. Đa số các chi cục thuế tại TP.HCM mà chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ sẽ không yêu cầu trình giấy ủy quyền này. Nhưng hãy chuẩn bị cho đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Ngoài 4 loại hồ sơ cơ bản như trên, tùy một số Chi cục, có thể bạn sẽ được yêu cầu bổ sung thêm một số giấy tờ sau:
- Quyết định bổ nhiệm kế toán.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
Các lưu ý khi khai thuế ban đầu
Khi tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế, bạn nên chuẩn bị và nộp luôn các hồ sơ sau để bộ hồ sơ ban đầu của doanh nghiệp bạn hoàn chỉnh.
Nguồn: Bài viết được cung cấp bởi Dịch vụ kế toán Song Kim (https://ketoansongkim.vn/dich-vu-nop-ho-so-khai-thue-ban-dau).
Vậy, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu bao gồm những loại hồ sơ, mẫu biểu gì? Thủ tục kê khai thuế ban đầu được thực hiện tại đâu?
Hãy cùng dịch vụ kế toán Song Kim tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau, bạn nhé!
Tùy thuộc vào hình thức đầu tư của doanh nghiệp, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ có phiếu chuyển tương ứng về Cục/Chi cục thuế để doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và làm việc. Trong nội dung bài viết này, Công ty dịch vụ kế toán TPHCM chỉ đề cập đến các loại hình công ty phổ biến, với 100% vốn Việt Nam, có quy mô vừa và nhỏ. Đối với loại hình doanh nghiệp này, sau khi bàn giao GPKD thì Sở KHĐT sẽ kèm theo một phiếu Thông Báo Về Cơ Quan Thuế Quản Lý.
Nơi nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Đối với loại hình và quy mô doanh nghiệp đã đề cập, thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý chính là chi cục thuế quận/huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở. Và trên phiếu Thông Báo Về Cơ Quan Thuế Quản Lý sẽ ghi rõ vấn đề này.
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu là ngày cuối cùng của tháng ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh ngay khi nhận GPKD. Hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp nhận được GPKD nhưng chưa đi vào hoạt động. Nhưng theo kinh nghiệm riêng của dịch vụ kế toán Song Kim, hãy hoàn thiện ngay thủ tục kê khai thuế ban đầu với thời gian sớm nhất có thể. Vì bạn còn rất nhiều việc phải làm để vận hành doanh nghiệp của mình.
Vậy, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu bao gồm những thủ tục gì?
Hồ sơ đăng ký thuế ban đầu
Tùy thuộc vào từng chi cục, hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ bao gồm nhiều mẫu biểu và số lượng mẫu biểu có thể khác nhau. Sau đây, Song Kim sẽ đề cập đến bộ hồ sơ khai thuế ban đầu tại Tp.HCM để các bạn tham khảo:
1. Công văn đăng kí hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (chuẩn bị 02 bản)
Nội dung công văn sẽ bao gồm: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng, loại hóa đơn sử dụng.
2. Công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng (chuẩn bị 02 bản)
Theo luật định hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC; nhưng đối với một số kế toán, khi học trên lý thuyết thì hệ thống tài khoản kế toán lại không theo thông tư 133 này. Cho nên, nếu muốn thuận tiện hơn cho công việc của mình, doanh nghiệp có thể làm công văn đăng kí Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Và doanh nghiệp phải cam kết sử dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200 nhất quán trong vòng 02 năm.
3. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (chuẩn bị 02 bản)
Doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC với cơ quan thuế quản lý. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay là: khấu hao theo đường thẳng; khấu theo theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm;…
4. Giấy ủy quyền (chuẩn bị 01 bản)
Nếu bạn không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hãy chuẩn bị 1 giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ đăng kí thuế ban đầu. Đa số các chi cục thuế tại TP.HCM mà chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ sẽ không yêu cầu trình giấy ủy quyền này. Nhưng hãy chuẩn bị cho đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Ngoài 4 loại hồ sơ cơ bản như trên, tùy một số Chi cục, có thể bạn sẽ được yêu cầu bổ sung thêm một số giấy tờ sau:
- Quyết định bổ nhiệm kế toán.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
Các lưu ý khi khai thuế ban đầu
Khi tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại chi cục thuế, bạn nên chuẩn bị và nộp luôn các hồ sơ sau để bộ hồ sơ ban đầu của doanh nghiệp bạn hoàn chỉnh.
- Nộp tờ khai đăng kí thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (02 bản – nộp tại chi cục thuế).
- Nộp trước tờ khai lệ phí môn bài qua mạng bằng chữ ký số (nộp online).
- Nộp tiền lệ phí môn bài qua tài khoản ngân hàng (nộp thuế điện tử).
Nguồn: Bài viết được cung cấp bởi Dịch vụ kế toán Song Kim (https://ketoansongkim.vn/dich-vu-nop-ho-so-khai-thue-ban-dau).
Biểu tượngBiểu tượng