Chính sách thuế và hệ thống kế toán gần đây được cho là đơn giản hơn, dễ dàng hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp siêu nhỏ được hiểu là doanh nghiệp có từ 10 lao động trở xuống, doanh thu từ dưới 3 tỷ đồng/ năm (ngành thương mại dịch vụ từ dưới 10 tỷ đồng/ năm) hoặc vốn điều lệ không quá 3 tỷ đồng. Đây là tiêu chí mới nhất xác định các doanh nghiệp siêu nhỏ và cũng là căn cứ để các chính sách hỗ trợ loại doanh nghiệp này.
Hiện nay, số lượng lao động siêu nhỏ chiếm khá đông trong nền kinh tế (chiếm gần 70% doanh nghiệp tư nhân). Tuy nhiên, doanh nghiệp siêu nhỏ thường bị hạn chế về vốn và nhất là năng lực quản lý nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp này không cao so với các doanh nghiệp khác.
Nhằm tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, Nhà nước nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như cho vay ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục về khai báo lao động, kế toán, thuế ... Bài viết sau sẽ đề cập một số ưu tiên mà doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng thông qua các chính sách được ban hành gần đây.
Thoải mái lựa chọn Chế độ kế toán
Theo Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC (Chế độ kế toán doanh nghiệp) và Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC (Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa) thì doanh nghiệp siêu nhỏ được khuyến khích áp dụng.
Như vậy, ngoài Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ ban hành theo Thông tư 132/2018/TT-BTC thì doanh nghiệp siêu nhỏ có thể thỏa mái áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC nếu phù hợp với thực tế của doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, "thoải mái" ở đây có nghĩa việc chọn Chế độ kế toán áp dụng cần phải xem có phù hợp với trình độ của kế toán của doanh nghiệp không; chỉ được thay đổi Chế độ kế toán đầu năm tài chính và áp dụng liên tục trong năm tài chính Chế độ kế toán đã đăng ký với cơ quan thuế.
Không bắt buộc bổ nhiệm Kế toán trưởng
Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng (Điều 8). Ngoài ra, các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ được "thoải mái" thuê dịch vụ kế toán kể cả kế toán trưởng để làm sổ sách, báo cáo kế toán tại doanh nghiệp của mình, miễn không vi phạm các quy định Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Luật kế toán.
Không phải nộp báo cáo tài chính về cơ quan thuế
Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC, nếu nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế (Điều 18).
Vì vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán.
Không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Theo Khoản Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định áp dụng hóa đơn điện tử như sau:
"4. Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.".
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ được khuyến khích mà không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp siêu nhỏ cần hóa đơn điện tử có mã xác thực giao cho khách hàng thì vẫn được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
Được miễn nộp thang bảng lương lẫn định mức lao động
Nghị định 121/2018/NĐ-CP đã bổ sung điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV Nghị định 49/2013/NĐ-CP liên quan đến thủ tục nộp thang bảng lương, định mức lao động, như sau:
"Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp".
Do vậy, không như những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp siêu nhỏ (không phân biệt Chế độ kế toán áp dụng) hàng năm không cần phải đăng ký, gửi thang bảng lương, định mức lao động về cơ quan chức năng của Nhà nước.
Không phải đăng ký nội quy lao động
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định doanh nghiệp có dưới 10 lao động không phải đăng ký nội quy lao động, cụ thể:
"4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động; trường hợp ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực của nội quy lao động do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động; trường hợp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nội dung kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện.".
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ không cần phải đăng ký nội quy lao động với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, doanh nghiệp siêu nhỏ nên công khai nội quy lao động tại nơi làm việc để người lao động được biết và thực hiện, đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Không cần tổ chức hội nghị người lao động
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động. Hội nghị này được tổ chức 12 tháng một lần và thảo luận về các nội dung: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc…
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có dưới 10 lao động, tức doanh nghiệp siêu nhỏ (không phân biết Chế độ kế toán áp dụng) được miễn tổ chức hội nghị người lao động.
Hiện nay, số lượng lao động siêu nhỏ chiếm khá đông trong nền kinh tế (chiếm gần 70% doanh nghiệp tư nhân). Tuy nhiên, doanh nghiệp siêu nhỏ thường bị hạn chế về vốn và nhất là năng lực quản lý nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp này không cao so với các doanh nghiệp khác.
Nhằm tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, Nhà nước nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như cho vay ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục về khai báo lao động, kế toán, thuế ... Bài viết sau sẽ đề cập một số ưu tiên mà doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng thông qua các chính sách được ban hành gần đây.
Thoải mái lựa chọn Chế độ kế toán
Theo Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC (Chế độ kế toán doanh nghiệp) và Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC (Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa) thì doanh nghiệp siêu nhỏ được khuyến khích áp dụng.
Như vậy, ngoài Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ ban hành theo Thông tư 132/2018/TT-BTC thì doanh nghiệp siêu nhỏ có thể thỏa mái áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC nếu phù hợp với thực tế của doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, "thoải mái" ở đây có nghĩa việc chọn Chế độ kế toán áp dụng cần phải xem có phù hợp với trình độ của kế toán của doanh nghiệp không; chỉ được thay đổi Chế độ kế toán đầu năm tài chính và áp dụng liên tục trong năm tài chính Chế độ kế toán đã đăng ký với cơ quan thuế.
Không bắt buộc bổ nhiệm Kế toán trưởng
Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng (Điều 8). Ngoài ra, các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ được "thoải mái" thuê dịch vụ kế toán kể cả kế toán trưởng để làm sổ sách, báo cáo kế toán tại doanh nghiệp của mình, miễn không vi phạm các quy định Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Luật kế toán.
Không phải nộp báo cáo tài chính về cơ quan thuế
Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC, nếu nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế (Điều 18).
Vì vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán.
Không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Theo Khoản Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định áp dụng hóa đơn điện tử như sau:
"4. Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.".
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ được khuyến khích mà không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp siêu nhỏ cần hóa đơn điện tử có mã xác thực giao cho khách hàng thì vẫn được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
Được miễn nộp thang bảng lương lẫn định mức lao động
Nghị định 121/2018/NĐ-CP đã bổ sung điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV Nghị định 49/2013/NĐ-CP liên quan đến thủ tục nộp thang bảng lương, định mức lao động, như sau:
"Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp".
Do vậy, không như những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp siêu nhỏ (không phân biệt Chế độ kế toán áp dụng) hàng năm không cần phải đăng ký, gửi thang bảng lương, định mức lao động về cơ quan chức năng của Nhà nước.
Không phải đăng ký nội quy lao động
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định doanh nghiệp có dưới 10 lao động không phải đăng ký nội quy lao động, cụ thể:
"4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động; trường hợp ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực của nội quy lao động do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động; trường hợp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nội dung kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện.".
Như vậy, doanh nghiệp siêu nhỏ không cần phải đăng ký nội quy lao động với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, doanh nghiệp siêu nhỏ nên công khai nội quy lao động tại nơi làm việc để người lao động được biết và thực hiện, đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Không cần tổ chức hội nghị người lao động
Khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2013/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động. Hội nghị này được tổ chức 12 tháng một lần và thảo luận về các nội dung: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc…
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có dưới 10 lao động, tức doanh nghiệp siêu nhỏ (không phân biết Chế độ kế toán áp dụng) được miễn tổ chức hội nghị người lao động.
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng