Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Biểu đồ hình nến và công cụ phân tích mô hình nến Nhật Bản (Candlesticks) được sử dụng rất hiệu quả trong việc xác định thời điểm mua/ bán. Nhà đầu tư nên sử dụng công cụ này với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để tìm hiểu động thái tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Hơn nữa, phương pháp này cũng thường đưa ra được những dấu hiệu cảnh báo sớm hơn các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Lịch sử biểu đồ hình nến Nhật Bản

Từ giữa thế kỹ 17, Munehisa Homna, con trai út và cũng là người thừa kế của dòng họ Homna nổi tiếng về buôn gạo, đã nghiên cứu về biến động của giá gạo trong quá khứ, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Ông đã chắt lọc phát triển thành biểu đồ hình nến Nhật Bản ngày nay. Nghiên cứu của ông được biết đến với tên gọi "Sakata Rules", nó đã trở thành nền tảng triết lý đầu tư của Nhật Bản.

Phân tích biểu đồ hình nến chưa bao giờ là một kỹ thuật bí mật. Nó được sử dụng rộng rải và thành công tại Nhật trong hàng trăm năm qua. Ban đầu, người phương Tây không cảm thấy thích thú khi được giới thiệu biểu đồ nến do kỹ thuật này khó học và tốn nhiều thời gian. Điều này đúng cho đến thời gian gần đây.

Nhờ có sự phát triển của công nghệ máy tính và kỹ thuật lập trình, những phân tích đúc kết trong hàng trăm năm giờ có thể dễ dàng sử dụng thông qua máy tính. Cơ hội được tìm thấy thông qua những biểu đồ hết sức đơn giản.

Tuy nhiên, người có công phổ biến rộng rải trên nước Mỹ kỹ thuật phân tích biểu đồ nến phải kể đến Steve Nison. Sau 3 năm nghiên cứu, ông đã xuất bản cuốn sách "Japanese Candlestick Charting Techniques" (năm 1991). Phần lớn những thông tin liên quan đến công cụ phân tích biểu đồ nến Nhật Bản mà chúng ta có tìm thấy ngày nay đều bắt nguồn từ Steve Nison.

Biểu đồ hình nến

Dữ liệu dùng để xây dựng biểu đồ nến chính là những dữ liệu cơ bản của biểu đồ thanh, như; giá mở của, đóng cửa, giá cao nhất, thấp nhất trong ngày, Tuy nhiên, trong khi cùng sử dụng dữ liệu như nhau, biểu đồ nến có thể cung cấp nhiều thông tin hơn. Hình 1 dưới đây biểu diễn giao dịch trong một ngày cùng với sự khác biệt giữa biểu đồ nến và biểu đồ thanh.
Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 1. Khác biệt giữa biểu đồ thanh và biểu đồ nến.

Đúng như tên gọi của nó, giao dịch trong ngày được biểu diễn dưới dạng thanh nến với một cái bấc. Khối hình chữ nhật thể hiện sự khác biệt giữa giá mở cửa và đóng cửa trong ngày, được gọi là "thân nến". Chú ý rằng thân nến có thể có màu đen hoặc trắng. Thân nến trắng đồng nghĩa với giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Thân nến đen thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Đường kẻ nhỏ phía trên hay dưới thân nến có thể gọi là "cái bấc", "tóc" hay "cái bóng".

Hình dáng thân nến khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau. Hiểu được những thân nến cơ bản chính là bước khởi đầu của phân tích biểu đồ nến Nhật Bản.

Những dạng thân nến cơ bản

Tổ hợp những thân nến/ cái bóng khác nhau mang ý nghĩa khác nhau. Những ngày mà giá mở cửa và giá đóng cửa cách biệt lớn được gọi là "long days". Và ngược lại, ngày mà cách biệt nhỏ được gọi là "short days". Ở đây, chúng ta chỉ xét đến độ dài của thân nến mà không quan tâm đến mức giá cao nhất, thấp nhất trong ngày (Hình 2).

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 2. Các dạng cơ bản của thân nến.

"Spingning Tops" (đỉnh xoay vòng): là những ngày được biểu diễn dưới dạng thân nến ngắn, chiều dài của cái bóng trên và dưới dài hơn thân nến. Trong đó, màu của thân nến không thật sự quan trọng vì Spingning Tops biểu diễn của những ngày do dự của thị trường (Hình 2).

Khi mà giá mở cửa và giá đóng cửa bằng nhau, chúng được gọi là nến "Doji" (Hình 3). Cái bóng của nến Doji có thể có nhiều độ dài khác nhau. Sau đây là một vài dạng nến Doji quan trọng"

Long-Legged Doji (Doji chân dài): có 2 cái bóng bên trên bên dưới dài, biểu hiện trường đang trong trạng thái do dự.

Gravestone Doji (Doji bia đá): chỉ có cái bóng bên trên dài và không có bóng dưới. Cái bóng trên càng dài biểu hiện trạng thái thị trường càng bi quan.

Dragonfly Doji (Doji chuồn chuồn): trái ngược với Gravestone Doji, cái bóng bên dưới dài và không có bóng bên trên. Dạng Doji này thường biểu hiện trạng thái thị trường lạc quan.

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 3. Nến Doji

Từng cây nến đều quan trọng trong kỹ thuật phân tích biểu đồ hình nến Nhật Bản. Các bạn sẽ thấy rằng tất cả các mô hình nến đều là sự kết hợp của những loại nến cơ bản trên.

Phân tích các mô hình nến

Mỗi mô hình nến miêu tả một trạng thái tâm lý và hành động của nhà đầu tư tại một thời điểm nhất định. Chính vì con người thường phản ứng giống nhau trong những tình huống tương tự đã làm cho phân tích mô hình nến càng trở nên hữu dụng.

Một mô hình nến có thể chỉ gồm một thanh nến hoặc một tổ hợp nhiều thanh nến nhưng không bao giờ quá 5. Trong khi phần lớn các mô hình nến báo hiệu thời điểm đảo chiều của thị trường, chỉ một vài mô hình báo hiệu xu hướng tiếp diễn. Chúng được gọi là những mô hình đảo chiều và mô hình tiếp diễn.

Mô hình đảo chiều

Một mô hình nến đảo chiều là một tổ hợp gồm những thanh nến, thường báo hiệu đảo sự chiều của một xu hướng. Trong đó, xu hướng thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong việc xác định tính chất tích cực hay tiêu cực của mô hình.

Bạn không thể có một mô hình đảo chiều tích cực trong một xu hướng tăng của thị trường và ngược lại. Ví dụ, bạn có một chuỗi những thanh nến biểu diễn mô hình đảo chiều tích cực, nhưng nếu xu hướng thị trường đang là đi lên thì mô hình đó sẽ không tồn tại. Do đó, bạn cần phải xác định xu hướng thị trường trước khi áp dụng phân tích mô hình nến.

Hiện có khoảng 40 mô hình nến đảo chiều và rất nhiều ví dụ tốt để kiểm chứng tính chính xác của những mô hình này, Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một vài mô hình phổ biến nhất.

Dark Cloud Cover (mây đen bao phủ): đây là mô hình đảo chiều chỉ gồm 2 thanh nến mang tính chất tiêu cực (Hình 4). Ngày đầu tiên trong mô hình được biểu diễn dưới dạng một thanh nến trắng dài (long white candlesticks) phản ảnh và xác định lại xu hướng đi lên của thị trường.
Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 4. Mô hình đảo chiều Dark Cloud Cover và Piercing line

Ngày tiếp theo, giá mở cửa cao hơn giá cao nhất của ngày thứ nhất, một lần nữa xác định tính chất tích cực của thị trường. Tuy nhiên, giao dịch quảng thời gian còn lại trong ngày lại thấp hơn giá mở cửa và giá đóng cửa thấp hơn cả điểm giữa thân nến của ngày thứ nhất.

Đây là dấu hiệu phá vở tâm lý tích cực của thị trường, sẽ khiến rất nhiều nhà đầu tư bán ra. Do giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa ngày thứ 2 nên thân nến sẽ có màu đen, đúng như tên gọi của mô hình (dark cloud).

Piercing Line (đường xuyên phá): hoàn toàn trái ngược với mô hình Dark Cloud Cover, Piercing Line mang tính chất tích cực (Hình 4). Tại đây xu hướng thị trường đang là đi xuống. Thanh nến biểu diễn cho ngày đầu tiên là thanh đen dài (long back candlesticks).

Giá mở cửa ngày tiếp theo thấp hơn cả giá thấp nhất của ngày thứ nhất. Tiếp đó, giao dịch trong ngày tăng và kết thúc tại mức giá cao hơn điểm giữa thân nến của ngày thứ nhất. Đây là dấu hiệu phá vở tâm lý tiêu cực của thị trường, khiến nhà đầu tư bắt đầu mua vào.

Everning Star and Morning Star (Sao Hôm và Sao Mai): đây là 2 mô hình nến đảo chiều cực kỳ hữu dụng. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu Everning Star do Morning Star đơn giản chỉ là một mô hình ngược lại (Hình 5).

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 5. Mô hình đảo chiều Everning Star and Morning Star

Everning Star là mô hình đảo chiều tiêu cực. Ngày thứ nhất của mô hình này là một thanh nến trắng dài (long white candlesticks), củng cố xu hướng đi lên của thị trường.

Trong phiên mở cửa ngày thứ 2, giá mở cửa vượt xa giá đóng cửa của ngày thứ nhất. Tuy nhiên, giao dịch trong ngày bị hạn chế, giảm nhẹ (thân nến nhỏ), giá đóng cửa gần với giá mở cửa nhưng vẫn cao hơn thân nến của ngày thứ nhất. Vào ngày thứ 3 cũng là ngày cuối cùng, giá mở cửa thấp hơn hẳn thân nến của ngày thứ 2 và đóng cửa thấp hơn mở cửa (thanh nến đen).

Giá đóng cửa thấp hơn điểm giữa thân nến ngày thứ nhất. Mô hình này cho thấy dấu hiệu bán ra của thị trường.

Mô hình nến tiếp diễn

Trong mỗi ngày giao dịch, nhà đầu tư cần đưa ra những quyết định chính xác như bán ra, mua vào hay nắm giữ. Do đó, mô hình tiếp diễn giúp chúng ta nắm được xu hướng giao dịch trên thị trường sẽ tiếp tục đi lên/ đi xuống là rất cần thiết, Hiện có khoảng 16 mô hình xác định xu hướng tiếp diễn. Trong đó, hai mô hình đặc biết hiệu quả phải kể đến là Rising and Falling Three Methods.

Rising and Falling Three Methods (công thưc tăng/ giảm 3): mô hình nến tiếp diễn Rising Three Methods mang tính chất tích cực và hoàn toàn đối lập với mô hình nến Falling Three Methods (Hình 9 và Hình 10).

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 6. Mô hình tiếp diễn Rising Three Methods

Một mô hình nến tiếp diễn tích cực chỉ có thể xảy ra trong xu hướng đi lên của thị trường và mô hình tiếp diễn tiêu cực chỉ có thể xảy ra trong xu hướng đi xuống của thị trường. Điều này một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của việc xác định xu hướng của thị trường trong phân tích mô hình nến Nhật Bản.

Ngày đầu tiên của Rising Three Methods là một thanh nến trắng dài (long white candlesticks), mang tính chất hỗ trợ xu hướng đi lên của thị trường. Tuy nhiên, trong 3 ngày tiếp theo, 3 thanh nến ngắn xuất hiện (Short days) với xu hướng đi xuống và chúng đều nằm trong chiều dài của thân nến trắng ngày thứ nhất.

Khoảng thời gian này được gọi là "khoảng nghỉ". Tiếp đó, ngày thứ 5 là một thanh nến trắng dài khắc với giá đóng cửa cao hơn cả giá đóng cửa của ngày thứ nhất. Mô hình này báo hiệu xu hướng đi lên của thị trường sẽ được tiếp tục.

Những mô hình nến 5 ngày như Rising Three Methods gồm rất nhiều chi tiết trong định nghĩa của nó. Không như trên là một mô hình hoàn hảo của Rising Three Methods, người sử dụng có thể tùy biến thay đổi theo thực tế.

Tìm hiểu công cụ phân tích kỹ thuật biểu đồ nến (Candlesticks)
Hình 7. Mô hình tiếp diễn Falling Three Methods

Ví dụ: "khoảng nghỉ" 3 ngày có thể không nằm trong khoảng thân nến mà nằm trong khoảng giá cao nhất- thấp nhất của ngày thứ nhất. Những ngày này cũng không bắt buộc đều là nến đen. Và cuối cùng, "khoảng nghỉ" có thể kéo dài ra hơn 3 ngày.
Nguyễn Hoàng Việt
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »