Hàng hóa không có hóa đơn khi hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp xử lý thế nào?

Tài sản không có hóa đơn thì trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh lập hội đồng định giá, làm căn cứ để doanh nghiệp mới thành lập ghi sổ kế toán, đưa vào chi phí.
Hiện nay, việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp được pháp luật khuyến khích thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, thuế, phí cũng như được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý ...

Tuy nhiên, do hộ kinh doanh không được tổ chức công tác kế toán tốt nên nhiều khả năng sẽ có những tài sản, hàng hóa đang tồn kho không có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Vậy các tài sản không có hóa đơn khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp xử lý thế nào? có được đưa vào chi phí tính thuế không?

Bài viết sau sẽ đề cập một số vấn đề về việc xác định giá trị tài sản chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, các căn cứ pháp lý xử lý hàng hóa, tài sản không có hóa đơn đối với các trường hợp nêu trên.

Theo Khoản 3 Điều 16 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số 04/2017/QH14) quy định về quyền lợi và nghĩa vụ đối với hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp như sau:

"3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.".

Tại Điều 37 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định về tài sản góp vốn như sau:

"Điều 37. Định giá tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận ...".

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ được ưu đãi thủ tục về lao động, kế toán, thuế

Mặt khác, quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC) về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

"1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
...".

Do vậy, việc vốn hình thành doanh nghiệp khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh thông qua định giá tài sản được pháp luật công nhận. Đó cũng là chứng từ hợp lệ, hợp pháp làm căn cứ để doanh nghiệp mới thành lập ghi sổ, tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế.

Việc tài sản, hàng hóa tồn kho không có hóa đơn khi doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh thông qua định giá là chứng từ hợp lệ khi tính thuế TNDN cũng được Tổng cục thuế khẳng định thông qua Công văn 3612/TCT-DNNCN ngày 12/09/2019:

Hàng hóa không có hóa đơn khi hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp xử lý thế nào?

(Trích đoạn kết luận của Công văn 3612/TCT-DNNCN ngày 12/09/2019 của Tổng cục thuế)

Như vậy, đối với tài sản, hàng hóa doanh nghiệp mới thành lập chuyển đổi từ hộ kinh doanh cần lưu ý:

- Đối với tài sản, hàng hóa tồn kho có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy đinh của pháp luật thì được tiếp tục sử dụng bình thường, căn cứ chứng từ gốc và các chứng từ liên quan để xác định giá trị còn lại của các tài sản (theo các quy định của luật thuế, kế toán).

- Riêng đối với hàng hóa, tài sản không có hóa đơn thì trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh lập hội đồng định giá (có thể thuê tổ chức định giá độc lập), đánh giá lại giá trị tài sản- làm căn cứ để doanh nghiệp mới thành lập ghi sổ kế toán, đưa vào chi phí.
Ketoan.biz

Bài viết liên quan

Bài mới hơn
« Prev Post
Bài cũ hơn
Next Post »