Thông tư 68/2019/TT-BTC ban hành trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp khá lúng túng khi áp dụng hóa đơn điện tử.
Ngày 30/09/2019 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Như vậy, sau hơn một năm Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành (12/09/2018) và có hiệu lực (01/11/2018) thì đến nay, Bộ tài chính mới có Thông tư chính thức hướng dẫn.
Theo đó, Thông tư 68/2019/TT-BTC có một số điểm đang chú ý sau:
Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện từ từ ngày 01/11/2020
Theo Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC, kể từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Đồng thời, kể từ ngày 01/11/2020, các văn bản sau đây sẽ hết hiệu lực:
- Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011, Thông tư 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC), Thông tư 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC).
- Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16/04/2018, Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016, Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
"Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử" được cho là thay thế Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của hóa đơn giấy khi doanh nghiệp chuyển qua dùng hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử được sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử để làm căn cứ lưu thông hàng hóa hợp pháp ngoài thị trường đối với một số trường hợp khi doanh nghiệp chưa hoặc các trường hợp không phải xuất hóa đơn.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử được sử dụng, như: xuất, nhập khẩu ủy thác, góp vốn bằng TSCĐ, điều chuyển hàng hóa, tài sản trong nội bộ doanh nghiệp ... Tuy nhiên, trường hợp xuất hàng hóa đi gia công không thấy Thông tư 68 đề cập.
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử
Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thêm thời điểm lập hóa đơn điện tử một số trường hợp khác, như: đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình; đối với tổ chức kinh doanh bất động sản là thời điểm thu tiền (chưa chuyển quyền sở hữu); đối với điện, nước, viễn thông thời điểm lập hóa đơn không quá 7 ngày từ ngày ghi chỉ số ...
Tuy nhiên, Thông tư 68/2019/TT-BTC không giải thích thêm về thời điểm lập hóa đơn điện tử của hoạt động cung cấp dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, gây khá thất vọng.
Bởi, theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.".
Theo vế thứ 2 đoạn trích trên thì thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ là ... thời điểm lập hóa đơn dịch vụ. Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm lập hóa đơn (!?), cực kỳ khó hiểu.
Không nhất thiết có chữ ký điện tử người mua
Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài).
Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
...
Việc không bắt buộc có chữ ký số của người mua trên hóa đơn điện tử của một số trường hơp (mà không có những ràng buộc khác) sẽ rất khó xử lý các tranh chấp thương mại (thiếu căn cứ pháp lý) mà các chuyên gia từng cảnh báo.
Xử lý hóa đơn điện tử bị sai sót
Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Trường hợp hóa đơn sai sót chưa gửi cho người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế (Mẫu số 04) về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và thực hiện thông báo với cơ quan thuế và không phải lập lại hóa đơn.
Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.
Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế.
...
Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Như vậy, sau hơn một năm Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành (12/09/2018) và có hiệu lực (01/11/2018) thì đến nay, Bộ tài chính mới có Thông tư chính thức hướng dẫn.
Theo đó, Thông tư 68/2019/TT-BTC có một số điểm đang chú ý sau:
Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện từ từ ngày 01/11/2020
Theo Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC, kể từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Đồng thời, kể từ ngày 01/11/2020, các văn bản sau đây sẽ hết hiệu lực:
- Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011, Thông tư 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC), Thông tư 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC).
- Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16/04/2018, Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016, Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2015.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
"Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử" được cho là thay thế Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của hóa đơn giấy khi doanh nghiệp chuyển qua dùng hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử được sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử để làm căn cứ lưu thông hàng hóa hợp pháp ngoài thị trường đối với một số trường hợp khi doanh nghiệp chưa hoặc các trường hợp không phải xuất hóa đơn.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử được sử dụng, như: xuất, nhập khẩu ủy thác, góp vốn bằng TSCĐ, điều chuyển hàng hóa, tài sản trong nội bộ doanh nghiệp ... Tuy nhiên, trường hợp xuất hàng hóa đi gia công không thấy Thông tư 68 đề cập.
Thời điểm xuất hóa đơn điện tử
Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thêm thời điểm lập hóa đơn điện tử một số trường hợp khác, như: đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình; đối với tổ chức kinh doanh bất động sản là thời điểm thu tiền (chưa chuyển quyền sở hữu); đối với điện, nước, viễn thông thời điểm lập hóa đơn không quá 7 ngày từ ngày ghi chỉ số ...
Tuy nhiên, Thông tư 68/2019/TT-BTC không giải thích thêm về thời điểm lập hóa đơn điện tử của hoạt động cung cấp dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, gây khá thất vọng.
Bởi, theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.".
Theo vế thứ 2 đoạn trích trên thì thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ là ... thời điểm lập hóa đơn dịch vụ. Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm lập hóa đơn (!?), cực kỳ khó hiểu.
Không nhất thiết có chữ ký điện tử người mua
Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài).
Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
...
Việc không bắt buộc có chữ ký số của người mua trên hóa đơn điện tử của một số trường hơp (mà không có những ràng buộc khác) sẽ rất khó xử lý các tranh chấp thương mại (thiếu căn cứ pháp lý) mà các chuyên gia từng cảnh báo.
Xử lý hóa đơn điện tử bị sai sót
Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Trường hợp hóa đơn sai sót chưa gửi cho người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế (Mẫu số 04) về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và thực hiện thông báo với cơ quan thuế và không phải lập lại hóa đơn.
Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.
Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế.
...
Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Xem Thông tư 68/2019/TT-BTC tại đây.
Ketoan.biz
Biểu tượngBiểu tượng