Biểu đồ tổng hợp mức lương cơ sở từ năm 2011-2020.
Ngày 12/11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2020 với tỷ lệ tán thành 93,37%.
Theo đó, Nghị quyết Quốc hội đã đồng ý với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512,3 nghìn tỷ, tổng chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng, đồng thời chấp nhận mức vay của ngân sách Nhà nước là 488.921 tỷ đồng trong năm 2020.
Đáng chú ý, Nghị quyết đã chấp nhận mức lương cơ sở năm 2020-2021 tăng thêm 110.000 đồng/tháng lên mức 1.600.000 đồng/tháng, tức tăng 7,38% so mức lương cơ sở đang thực hiện. Mức lương cơ sở mới được áp dụng từ ngày 01/07/2020.
Về thủ tục, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định nhằm hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở mới cũng như các nội dung Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, mức tăng và thời điểm áp dụng mức lương cơ sở mới của năm 2020 chắc chắn không có gì thay đổi so với nội dung mà Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua.
Được biết, mức lương cơ sở làm căn cứ để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (thai sản), trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm), trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (tăng bằng mức tăng lương cơ sở), làm căn cứ tính lương, phụ cấp, sinh hoạt phí ... cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ...
Năm 2020 là năm cuối cùng áp dụng mức lương cơ sở. Theo Nghị quyết 27 Bộ Chính trị, kể từ năm 2021 trở đi lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ, thay vào đó là 5 bảng lương mới với cán bộ, công chức, viên chức.
Đáng chú ý, Nghị quyết đã chấp nhận mức lương cơ sở năm 2020-2021 tăng thêm 110.000 đồng/tháng lên mức 1.600.000 đồng/tháng, tức tăng 7,38% so mức lương cơ sở đang thực hiện. Mức lương cơ sở mới được áp dụng từ ngày 01/07/2020.
Về thủ tục, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định nhằm hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở mới cũng như các nội dung Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, mức tăng và thời điểm áp dụng mức lương cơ sở mới của năm 2020 chắc chắn không có gì thay đổi so với nội dung mà Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua.
Được biết, mức lương cơ sở làm căn cứ để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (thai sản), trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm), trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (tăng bằng mức tăng lương cơ sở), làm căn cứ tính lương, phụ cấp, sinh hoạt phí ... cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ...
Năm 2020 là năm cuối cùng áp dụng mức lương cơ sở. Theo Nghị quyết 27 Bộ Chính trị, kể từ năm 2021 trở đi lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ, thay vào đó là 5 bảng lương mới với cán bộ, công chức, viên chức.
Ketoan.biz tổng hợp
Biểu tượngBiểu tượng