Hiển thị các bài đăng có nhãn Chia sẻ-Trao đổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chia sẻ-Trao đổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Hóa đơn bỏ sót từ các kỳ trước, có được khai thuế bổ sung?

Hóa đơn bỏ sót từ các kỳ trước, có được khai thuế bổ sung?
Theo quy định của Luật thuế, hóa đơn phát sinh kỳ nào thì phải kê khai, tính nộp thuế kỳ đó. Tuy nhiên, nếu hóa đơn bị bỏ sót từ các kỳ trước thì có thể được kê khai bổ sung trong kỳ hiện tại không? nếu được kê khai bổ sung thì có phải đóng các khoản chậm nộp thuế (nếu có) không?

Các căn cứ pháp lý

Theo Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 quy định về khai khai thuế như sau:

"đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Tại Khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP cũng hướng đẫn kê khai thuế như sau:

Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Cũng theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC, tại Khoản 1 Điều 8 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:

"1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền....

Và tại Tiết a, Khoản 5, Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn:

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.”.

Như vậy, về khía cạnh kê khai thuế, hóa đơn bỏ sót vẫn được kê khai trong kỳ phát hiện (hiện tại), cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đối với hóa đơn đầu vào: Trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì hóa đơn bỏ sót (chưa kê khai) được kê khai và khấu trừ thuế bổ sung như bình thường trong kỳ phát hiện hóa đơn bị bỏ sót.

- Đối với hóa đơn đầu ra: Hóa đơn đầu ra xuất bán bị bỏ sót (chưa kê khai các kỳ trước) nếu phát hiện kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn kỳ đó. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp khoản thuế do khai thiếu và cả tiền chậm nộp theo quy định.
Đây cũng là trả lời của Tổng cục thuế tại Công văn 414/TCT-KK ngày 30/01/2018:

Hóa đơn bỏ sót từ các kỳ trước, có được khai thuế bổ sung?


Về khía cạnh kế toán, nếu như chỉ đơn thuần bỏ sót hóa đơn (có định khoản) thì chỉ cần kê khai bổ sung hóa đơn bị bỏ sót vào kỳ kê khai thuế kỳ hiện tại (như trên). Nếu hóa đơn đó chưa được hạch toán theo đúng nội dung kinh tế thì kế toán cần phải xem xét sai sót đó là trọng yếu hay không trọng yếu để có điều chỉnh phù hợp.
Ketoan.biz

Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC

Hàng năm, các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN phương pháp theo thu nhập tính thuế phải lập các Báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục sau:

- Báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01-DNSN) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DNSN).

- Phụ biểu báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài khoản (mẫu F01-DNSN) và Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN (mẫu F02-DNSN).

>> Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bài viết sau sẽ trình bày phương pháp lập Báo cáo tài chính mẫu B01-DNSN và mẫu B02-DNSN ban kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Các lưu ý khi lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ

Do có sự thay đổi lớn về hệ thống tài khoản giữa thông tư 132/2018/TT-BTC với Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC nên cần có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại Điều 19 của Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Tập hợp chứng từ phát sinh trong năm tài chính (kiểm tra sự hợp lệ hợp pháp của chứng từ, nội dung kê khai đúng hay sai, …). Căn cứ lập Báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính kỳ trước, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phương pháp lập Mẫu B01-DNSN: Báo cáo tình hình tài chính.

Chuyển số dư

Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC trước khi chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư này thực hiện chuyển số dư các tài khoản kế toán như sau:

- Số dư TK 112 - Tiền gửi ngân hàng và số dư TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn được chuyển sang TK 111 - Tiền.

- Số dư các TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ được chuyển sang TK 1313- Thuế GTGT được khấu trừ;

- Số dư các TK 136 - Phải thu nội bộ, TK 138- Phải thu khác, TK 141- Tạm ứng được chuyển sang TK 1318- Các khoản nợ phải thu khác;

- Số dư các TK 152 - Nguyên vật liệu, TK 153 - Công cụ, dụng cụ được chuyển sang TK 1521- Nguyên vật liệu, dụng cụ;

- Số dư TK 154 -  Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được chuyển sang TK 1524- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;

- Số dư các TK 155 - Thành phẩm, TK 156 - Hàng hóa và TK 157- Hàng gửi đi bán được chuyển sang TK 1526- Thành phẩm, hàng hóa trong đó có chi tiết theo yêu cầu quản lý;

- Số dư Nợ TK 211 - Tài sản cố định sau khi trừ số dư Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định được chuyển sang dư Nợ TK 211 - Tài sản cố định;

- Số dư TK 334 - Phải trả người lao động được chuyển sang TK 3311- Phải trả người lao động;

- Số dư các TK 3382 – Kinh phí công đoàn, TK 3383 - Bảo hiểm xã hội, TK 3384 - Bảo hiểm y tế, TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp được chuyển sang TK 3312- Các khoản trích theo lương;

- Số dư các TK 331 - Phải trả người bán, TK 335 - Chi phí phải trả, TK 336 - Phải trả nội bộ, TK 3381 - Phải trả, phải nộp khác, TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược, TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện, TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác, TK 3411 - Các khoản đi vay và TK 3412 - Nợ thuê tài chính được chuyển sang TK 3318 - Các khoản nợ phải trả khác;

- Số dư các TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra, TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu được chuyển sang TK 33131- Thuế GTGT phải nộp;

- Số dư các TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt, TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu, TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân, TK 3336- Thuế tài nguyên, TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất, TK 33381- Thuế bảo vệ môi trường, TK 33382- Các loại thuế khác, TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác được chuyển sang TK 33138- Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước;

- Số dư TK 4211- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, TK 4212- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay được chuyển sang TK 4118- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.


                                                                                                           Mẫu số B01-DNSN
                                                                                  (Ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
                                                                                               ngày 28//12/2018 của Bộ tài chính)

Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................................


BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tại ngày ......... tháng .......... năm ...........
Đơn vị tính: ................
CHỈ TIÊU Mã số Số cuối năm Số đầu năm
12 3 4
TÀI SẢN

1. Tiền 110
2. Các khoản nợ phải thu 120
3. Hàng tồn kho 130
4. Giá trị còn lại của TSCĐ 140
5. Tài sản khác 150
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(200=110+120+130+140+150)
200
NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả 300
1. Các khoản nợ phải trả 310
2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 320
II. Vốn chủ sở hữu 400
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 410
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(500=300+400)
500
Lập, ngày ........ tháng ........ năm .........
       Người lập biểu                    Kế toán trưởng                             Người đại diện theo pháp luật
          (Ký, họ tên)                            (Ký, họ tên)                                        (Ký, họ tên, đóng dấu)

Cách ghi các chỉ tiêu:

+ Tài sản:

- Tiền (Mã số 110): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của TK 111.

- Các khoản nợ phải thu (Mã số 120): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản nợ phải thu tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, tài sản thiếu chờ xử lý, tạm ứng, ký cược, ký quỹ,....

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ của TK 131 tại thời điểm cuối kỳ.

Trường hợp TK 131 có tổng số dư bên Có thì được ghi vào chỉ tiêu mã số 310- Các khoản nợ phải trả.

- Hàng tồn kho (Mã số 130): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 152.

- Giá trị còn lại của TSCĐ (Mã số 140): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại TSCĐ tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 211.

- Tài sản khác (Mã số 150): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các tài sản khác ngoài các tài sản đã được phản ánh tại các Mã số 110, 120, 130, 140 nêu trên như thuế và các khoản nợ phải thu của Nhà nước, ...

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 3313, ...

- Tổng cộng tài sản (Mã số 200): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

         Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

 + Nợ phải trả (Mã số 300)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320

- Các khoản nợ phải trả (Mã số 310): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho các đối tượng công nợ như phải trả người bán, phải trả nợ vay, tiền lương và các khoản trích theo lương, nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, các khoản nợ phải trả khác.....

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có của TK 331 tại thời điểm cuối kỳ.

Trường hợp TK 331 có tổng số dư bên Nợ thì được ghi vào chỉ tiêu mã số 120- Các khoản nợ phải thu.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 320): Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 3313.

+ Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 410): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420): Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4118. Trường hợp TK 4118 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

- Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản" (Mã số 200) = Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn" (Mã số 500).

Phương pháp lập Mẫu B02-DNSN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

                                                                                                           Mẫu số B02-DNSN
                                                                                  (Ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
                                                                                               ngày 28//12/2018 của Bộ tài chính)

Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................................


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm ...........
Đơn vị tính: ................
CHỈ TIÊU Mã số Năm nay Năm trước
12 3 4
1. Doanh thu và thu nhập thuần 01
2. Các khoản chi phí 02
3. Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN (03=01-02) 03
Lập, ngày ........ tháng ........ năm .........
       Người lập biểu                    Kế toán trưởng                             Người đại diện theo pháp luật
          (Ký, họ tên)                            (Ký, họ tên)                                        (Ký, họ tên, đóng dấu)

Cách ghi các chỉ tiêu:

+ Doanh thu và thu nhập thuần (Mã số 01): Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và thu nhập khác sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ báo cáo.

Số liệu của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 9111 sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại phát sinh bên Nợ của TK 9111 trên sổ Nhật ký Sổ cái.

+ Các khoản chi phí (Mã số 02): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí thuế TNDN.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ của TK 9112 sau khi trừ các khoản giảm chi phí bên Có TK 9112 trên Sổ Nhật ký Sổ cái.

+ Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 03)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ tổng chi phí phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ của TK 911 đối ứng với bên Có của TK 4118 (số lãi) hoặc tổng số phát sinh bên Có của TK 911 đối ứng với bên Nợ của TK 4118 (số lỗ) trên Sổ Nhật ký Sổ cái. Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Ketoan.biz