Hiển thị các bài đăng có nhãn Kế toán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kế toán. Hiển thị tất cả bài đăng

Sửa đổi, bổ sung dự phòng tổn thất các khoản đầu tư về chứng khoán

Ngày 04/07/2022,  Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về trích lập các khoản dự phòng.

Thông tư 24/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung đầu tư về chứng khoán


Theo Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BTC thì Điểm a, Điểm b của Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 48/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 5 như sau:

“a) Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đang được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước, được tự do mua bán trên thị trường và giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.

Đối tượng lập dự phòng nêu trên không bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 5 như sau:

“b) Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
=
Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
-
Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
x
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
- Đối với chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết): giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoán đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch, giá trái phiếu trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.”.

Thông tư 24/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/05/2022.

Xem chi tiết Thông tư 24/2022/TT-BTC tại đây.

Ketoan.biz

Kế toán trên Excel với QĐ 48



Xin được giới thiệu với các bạn mẫu kế toán trên Excel theo hệ thống sổ sách kế Quyết định 48 của Bộ tài chính. Đây là mẫu sổ sách được thiết kế  theo hình thức kế toan nhật ký chung bao gồm những mẫu sổ sau:

1. Sổ nhật ký chung.
2. Danh mục hàng hóa.
3. Bảng kê phiếu nhập kho hàng hóa.
4. Bảng kê phiếu xuất kho hàng hóa.
5. Bảng kê Nhập - Xuất - Tồn kho hàng hóa.
6. Bảng phân bổ chi phí mua hàng nhập kho.
7. Bảng phân bổ chi phí ngắn hạn ( 142 ).
8. Bảng phân bổ chi phí ngắn hạn ( 242 ).
9. Bảng tính khấu hao Tài sản cố định.
10. Bảng cân đối phát sinh tài khoản tháng.
11. Bảng cân đối phát sinh tài khoản năm.
12. Bảng tổng hợp phải thu khách hàng ( 131).
13. Bảng tổng hợp phải trả khách hàng ( 331).
14. Sổ quỹ tiền mặt.
15. Sổ tiền gửi ngân hàng.
16. Bảng cân đối kế toán.
17. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
18. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
19. Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
20. Bảng thanh toán tiền lương.

Mời các bạn tải file tại đây


Biểu mẫu, chứng từ kế toán

(Ảnh minh họa từ internet)


Mời các bạn tải mẫu sổ, chứng từ kế toán theo Quyết định 15 và Quyết định 48 tại đây

Các bạn có thể tham khảo thêm mẫu biểu chứng từ tại đây

Quyết định 15 và Quyết định 48 (2006), mời các bạn tải files tại đây

Mẫu theo dõi công nợ (file Excel) tại đây