Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuế TNDN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuế TNDN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP
Thuế Thuế GTGT Thuế TNDN Văn bản mới
Ngày 12/8/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 130/2016/TT-BTC nhằm hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP- quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế.
Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 200- Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thuế Thuế TNDN Văn bản mới
Ngày 21/03/2016 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về Chế độ kế toán doanh nghiệp đã và đang có hiệu lực.
Quyết định 2465/QĐ-BTC đính chính Thông tư 96/2015/TT-BTC
Thuế Thuế TNDN Văn bản mới
>> Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế TNDN năm 2015
Ngày 23/11/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2465/QĐ-BTC nhằm đính chính Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật số 71/2014/QH13
Thuế Thuế GTGT Thuế TNCN Thuế TNDN Văn bản mớiNgày 12/02/2015 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (Luật số 71/2014/QH13) và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. |
Theo đó, những văn bản sau được sửa đổi, bổ sung:
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân;
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn về thuế tài nguyên;
- Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế;
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về thuế.
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghị định quy định, các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi sau: Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp; Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật; Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân
Nghị định quy định thu nhập từ kinh doanh bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Thu nhập từ kinh doanh theo quy định trên không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống.
Nghị định cũng quy định thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm tiền lãi cho vay; lợi tích cổ phần; thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiéng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân và của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ như: Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện; các khoản giảm trừ gia cảnh; các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học…
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức sau: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế; Bán tài sản bảo đảm tiền vay, bao gồm cả trừng hợp bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm. Trường hợp người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật thì không xuất hóa đơn giá trị gia tăng; Cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước và hình thức cấp tin dụng khác theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm: chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; Dịch vụ cấp tín dụng ra nước ngoài; Chuyển nhượng vốn ra nước ngoài; Đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; Dịch vụ tài chính phát sinh; Dịch vụ bưu chính, viễn thông; Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác theo quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP; Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan; Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên
Theo đó, Nghị định sửa đổi quy định về giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp, cụ thể: Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu. Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu: Đối với sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với sản lượng tài nguyên xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu. Trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế; Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về thuế
Theo đó, cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo vệ môi trường. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Số thuế thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc do người nộp thuế tự phát hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 tiền chậm nộp được áp dụng theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp như: Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh; Không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng và các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành, tức ngày 01/01/2015.
(Theo Bộ tư pháp, Chính phủ)
Bỏ trần quảng cáo- một "đột phá" của Luật thuế
Thuế Thuế TNDN Tin mới Tin-Sự kiệnNhững chi phí không được trừ khi quyết toán thuế TNDN
Thuế Thuế TNDN Văn bản mới
Gần đây Luật thuế có vẻ “cởi trói” hơn cho doanh nghiệp trong phần chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Từ Thông tư 78/2014/TT-BTC, Nghị định 91/2014/NĐ-CP và gần đây nhất là Luật số 71/2014/QH13- lần đầu tiên bỏ mức khống chế 15% tổng chi phí được trừ đối với chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, tiếp khách, khánh tiết … được xem là một bước “đột phá” trong vấn đề cải cách thuế.
Vậy mức khống chế chi phí thuế TNDN mà cơ quan thuế quy định hiện nay như thế nào? có những điều chỉnh nào? Về nguyên tắc để được công nhận chi phí thì chi phí phát sinh phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lê, hợp pháp theo quy định, sau đây là một số mức khống chế, chi phí không được trừ áp dụng tính thuế TNDN được cập nhật đến năm 2018.
(Ảnh minh họa, nguồn internet) |
* Bài viết có cập nhật Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015, Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH, Nghị định 146/2017/NĐ-CP ...
1. Về chi phí khấu hao TSCĐ:
- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, TSCĐ đã khấu hao hết giá trị, TSCĐ không hoạt động, không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Phần trích khấu hao đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống đối với phần nguyên giá giá trên 1,6 tỷ đồng, ngoại trừ Doanh nghiệp các cơ sở kinh doanh ô tô được trích khấu hao theo giá trị thực tế đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi sử dụng để làm mẫu và lái thử.
Lưu ý: Các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2. Chi phí nguyên, nhiên vật liệu:
Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu).
Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 03 tháng đầu năm hoặc 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất. Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.
Căn cứ bảng đăng ký định mức, cơ quan thuế sẽ xét duyệt hoặc có thể sẽ xuất toán các khoản chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý khi quyết toán thuế TNDN..
Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.
3. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động:
- Không được tính vào chi phí đực trừ đối khi không ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. Không có chứng từ thanh toán hoặc chi trả tiền lương sau hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
- Không được tính vào chi phí được trừ đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện, phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Chi phí tiền ăn giữa ca, ăn trưa
- Nếu doanh nghiệp không tổ chức nấu ăn, mức khống chế tối đa tiền ăn giữa ca 730.000 đồng/người/tháng được áp dụng từ 01/01/2016 (trước mức khống chế 680.000 đồng/người/tháng).
- Nếu tổ chức nấu ăn, được trừ toàn bộ nếu chứng minh được có dụng cụ nấu ăn, hóa đơn chi phí nguyên vật liệu để nấu ăn...
5. Chi phí trang phục:
- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.
- Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
- Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
-Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ (bỏ mức khống chế). (Thông tư 96/2015/TT-BTC).
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
6. Chi phí trích bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn:
- Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định (quá 20 lần mức lương tối thiểu chung); phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định (2%).
- Doanh nghiệp không đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho người lao động theo đúng quy định sẽ không được tính vào chi phí hợp lý (phần trích chi phí đó) khi quyết toán thuế TNDN (công văn 7040/CT-TT1).
7. Công tác phí:
- Đi công tác không phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có chứng từ hợp lệ theo quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán (Thông tư 96/2015/TT-BTC đã bỏ mức khống chế).
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
8. Chi phí trả lãi tiền vay:
- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
9. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính:
- Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê.
- Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 146/2017/NĐ-CP, kể từ ngày 01/02/2018, "Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động" sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
10. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ bị khống chế 3 triệu đồng
Theo Nghị định 146/2017/NĐ-CP, kể từ ngày 01/02/2018, "Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động" sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Ketoan.biz
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế hiệu lực 01/01/2015
Thuế GTGT Thuế TNCN Thuế TNDN Văn bản mới
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015. Hiện Chính phủ và các Bộ, Ngành đang khẩn trương ban hành các văn bản cần thiết để kịp đưa Luật vào thực tế, vì thời gian Luật có hiệu lực đang đến gần.
>> Nhiều Luật số hiệu lực từ 01/01/2015
>> Nhiều Luật số hiệu lực từ 01/01/2015
Thủ tục, hồ sơ nộp báo thuế năm 2015 có gì mới ?
Thuế Thuế GTGT Thuế TNCN Thuế TNDN Văn bản mới
Về thủ tục kê khai, nộp thuế doanh nghiệp vẫn thực hiện theo hướng dẫn Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ tài chính. Sau đây là một số quy định mới về thủ tục và hồ sơ nộp thuế mà Blogketoan.tk mới cập nhật:
(Ảnh minh họa, nguồn internet) |
1. Một số thay đổi về diều kiện, thủ tục kê khai thuế.
Nghị định 91/2014/NĐ-CP và Thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 15/11/2014, như vậy bắt đầu từ tháng 01/2015 hồ sơ và thủ tục nộp báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm sẽ có một số thay đổi:
- Bỏ tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý, theo đó Doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo quyết toán thuế năm trước để tạm nộp số thuế TNDN hàng quý. Doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Doanh nghiệp có mức doanh thu từ 50 tỷ/năm (thay vì 20 tỷ đồng như quy định cũ) của năm trước liền kề sẽ phải kê khai nộp báo cáo thuế theo quý. Doanh nghiệp có mức doanh thu trên 50 tỷ/năm trở lên mới được kê khai thuế theo tháng.
- Tất cả doanh nghiệp mới thành lập đều nộp báo cáo thuế theo quý. Sau 12 tháng hoạt động, căn cứ mức doanh thu đạt được mà doanh nghiệp phải kê khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý.
2. Thời hạn nộp các loại báo cáo thuế năm 2015.
a. Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế môn bài năm 2015:
- Đối với Doanh nghiệp mới thành lập: thời gian nộp không quá 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh
- Đối với Doanh nghiệp đã và đang hoạt động:
Không cần phải nộp tờ khai thuế môn bài, trừ trường hợp doanh nghiệp không thay đổi vốn đăng ký kinh doanh, cuối cùng là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi. Hạn nộp tiền thuế môn bài năm 2014 là 30/1/2015.
b. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN năm 2014:
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng, chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Hồ sơ báo cáo năm bao gồm:
- Tờ khai thuế GTGT theo tháng
- Tờ khai thuế TNCN theo tháng
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Hồ sơ báo cáo năm bao gồm:
- Tờ khai thuế GTGT theo quý
- Tờ khai thuế TNCN theo quý
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý
+ Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm, chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Hồ sơ báo cáo năm bao gồm:
- Báo cáo tài chính năm 2014
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2014, kèm phu lục (nếu có)
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2014
Lưu ý:
+ Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể (trừ trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp), chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Ketoan.biz
Lưu ý một số điều chỉnh về Thuế của Nghị định 91/2014/NĐ-CP
Thuế Thuế GTGT Thuế TNCN Thuế TNDN Văn bản mới(Ảnh minh họa, nguồn internet) |
Ngày 01/10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thuế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2014. Ngày 10/10/2014, Bộ tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Nghị định số 91/2014/NĐ-CP có những điều chỉnh quan trọng liên quan đến các loại thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế gia trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân mà các Nghị định trước đó đã ban hành. Một số điều chỉnh đáng chú ý của Nghị định số 91/2014/NĐ-CP như sau:
Nghị định số 91/2014/NĐ-CP có những điều chỉnh quan trọng liên quan đến các loại thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế gia trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân mà các Nghị định trước đó đã ban hành. Một số điều chỉnh đáng chú ý của Nghị định số 91/2014/NĐ-CP như sau:
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Được tính vào chi phí các khoản chi có tính chất phúc lợi
(chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ
trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ
gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập ...)
chi trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương thực tế thực hiện.
- Doanh nghiệp được trích khấu
hao theo giá trị thực tế đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi sử
dụng để làm mẫu và lái thử của các cơ sở kinh doanh ô tô (hiện hành chỉ cho
trích khấu hao và tích vào chi phí phần nguyên giá dưới 1,6 tỷ đồng).
- Bổ sung quy định Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi không bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009, theo đó, Doanh nghiệp có dự án đầu tư tại KCN thuộc các địa bàn này được hưởng ưu đãi theo quy định.
- Bổ sung quy định Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi không bao gồm các quận của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009, theo đó, Doanh nghiệp có dự án đầu tư tại KCN thuộc các địa bàn này được hưởng ưu đãi theo quy định.
- Bổ sung quy định đối với dự án phân kỳ đầu
tư và dự án trang bị bổ sung máy móc thường xuyên được hưởng ưu đãi thuế theo mức
ưu đãi đang áp dụng đối với dự án đầu tư lần đầu; đối với dự án đầu tư được cấp
giấy phép đầu tư trước ngày 01/01/2014 thì ưu đãi thuế được hưởng cho thời gian
ưu đãi còn lại được tính từ ngày 01/01/2014.
- Bổ sung quy định chuyển tiếp ưu đãi thuế
TNDN đối với doanh nghiệp dệt may đáp ứng tiêu chí xuất khẩu bị ngừng ưu đãi
thuế (do cam kết WTO) được lựa chọn để hưởng ưu đãi thuế theo các điều
kiện doanh nghiệp đáp ứng cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy
phép thành lập hoặc tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập
doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO.
- Bổ sung quy định không tính thuế TNDN đối với chênh lệch do đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa.
- Được khấu trừ thuế GTGT theo giá trị thực tế đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi dùng để làm mẫu và lái thử của các cơ sở kinh doanh ô tô.
- Được trừ khỏi diện thu nhập chịu thuế đối với khoản lợi ích nhận được là nhà ở do doanh nghiệp xây dựng cho công nhân làm việc trong các khu kinh tế, khu Công nghiệp.
- Bổ sung quy định không phải quyết toán thuế đối với cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp (đã được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN).
2. Thuế Gíá trị gia tăng
- Trường hợp Doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.- Được khấu trừ thuế GTGT theo giá trị thực tế đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi dùng để làm mẫu và lái thử của các cơ sở kinh doanh ô tô.
- Được trừ khỏi diện thu nhập chịu thuế đối với khoản lợi ích nhận được là nhà ở do doanh nghiệp xây dựng cho công nhân làm việc trong các khu kinh tế, khu Công nghiệp.
3. Thuế Thu nhập cá nhân
- Cho phép cá nhân, hộ kinh doanh có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán không phải quyết toán thuế TNCN.- Bổ sung quy định không phải quyết toán thuế đối với cá nhân là đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp (đã được tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN).
4. Luật quản lý Thuế
- Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh đã có văn bản đề nghị gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi
người nộp thuế đã đăng ký thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt
động kinh doanh.
- Bổ sung vào diện được áp dụng biện pháp
ưu tiên trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm:
doanh nghiệp có qui mô đầu tư lớn, dự án trọng điểm quốc gia, dự án đầu tư ưu
tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi cấp phép đầu tư.
- Bổ sung quy định về mức doanh thu khai
theo quý (thay cho tháng) áp dụng đối với người nộp thuế đáp ứng điều kiện có tổng
doanh thu của hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- Bổ sung quy định không thực hiện khai
quyết toán thuế TNDN các trường hợp chuyển đổi mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ
nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi.
- Quy định doanh nghiệp không phải kê khai
thuế TNDN theo quý mà căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật để xác định số thuế tạm nộp theo quý, quyết toán theo năm.
- Trường hợp tổng số tiền thuế 4 lần tạm nộp thuế thấp hơn từ trên 20% so với số quyết toán thì ngoài phần thuế nộp thiếu, Doanh nghiệp phải nộp bổ sung thêm lãi chậm nộp phần chênh lệch.
- Trường hợp tổng số tiền thuế 4 lần tạm nộp thuế thấp hơn từ trên 20% so với số quyết toán thì ngoài phần thuế nộp thiếu, Doanh nghiệp phải nộp bổ sung thêm lãi chậm nộp phần chênh lệch.
Cập nhật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất
Thuế Thuế TNDN Văn bản mớiMời các bạn tải Văn bản mới nhất theo bảng kê sau:
Số hiệu
|
Ngày ban hành
|
Tóm tắt nội dung
|
---|---|---|
96/2015/TT-BTC | 22/06/2015 |
Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định
số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ
|
12/2015/NĐ-CP | 12/02/2015 |
Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (Luật số 71/2014/QH13) và sửa đổi
|
Luật số 71/2014/QH13 | 26/11/2014 |
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT VỀ THUẾ
|
78/2014/TT-BTC | 18/06/2014 |
Hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
|
32/2013/QH13 | 19/06/2013 |
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
|
218//2013/NĐ-CP | 26/12/2013 |
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
|
123/2012/TT-BTC | 27/07/2012 |
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008QH12, 124/2008/NĐ-CP.
|
244/2009/TT-BTC | 31/12/2009 |
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế tóan Doanh nghiệp.
|
138/2011/TT-BTC | 04/10/2011 |
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế tóan doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
|
15/2006/QĐ-BTC 48/2006/QĐ-BTC |
20/03/2006 14/09/2006 |
Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
|
32/2013/QH13 | 19/06/2013 |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiêp
|
14/2008/QH12 | 03/06/2008 |
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
|
Ketoan.biz (cập nhật từ Tổng Cục thuế, chinhphu.vn)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)